Dù đại dịch đã thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử, song bán lẻ ngoại tuyến vẫn là kênh bán hàng thống trị, qua đó tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường mặt bằng bán lẻ.

Theo nghiên cứu của công ty tư vấn bất động sản CBRE, quy mô thị trường bán lẻ toàn cầu đạt 15.600 tỷ USD vào năm 2021, trong đó khu vực châu Á Thái Bình Dương (APAC) chiếm 40% thị phần.

Khu vực APAC sẽ đóng góp 90% tăng trưởng doanh số thương mại điện tử trong giai đoạn 2021-2026, vượt xa phần còn lại của thế giới. Dân số trẻ, việc sử dụng ví điện tử kỹ thuật số và hệ sinh thái thương mại điện tử sôi động sẽ tiếp tục củng cố sự phát triển thương mại điện tử trong khu vực.

CBRE báo cáo thêm rằng Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục, Indonesia và Úc sẽ nằm trong số 5 thị trường thương mại điện tử có mức thâm nhập nhiều nhất thế giới vào năm 2026. Đặc biệt, khu vực Đông Nam Á dù mới nổi, nhưng sẽ chứng kiến mức tăng nhanh nhất.

Mặc dù các cửa hàng truyền thống vẫn cần thiết, nhưng vai trò của những cửa hàng này sẽ phát triển để hướng đến tăng trải nghiệm người dùng, đồng thời hỗ trợ việc thực hiện các đơn đặt hàng trực tuyến.

Hoạt động của chuỗi cung ứng thương mại điện tử cần thêm không gian kho bãi. Những yêu cầu về diện tích mặt bằng kho bãi đối với thương mại điện tử thường lớn gấp 3 lần so với chuỗi cung ứng truyền thống.

Khi sự cạnh tranh giữa các nhà phân phối và nhà bán lẻ tăng lên, nhu cầu về sự mở rộng mặt bằng logistics chất lượng cao tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ ngày càng gia tăng.

Phân tích của CBRE tiết lộ rằng để tạo ra 1 tỷ USD doanh thu thương mại điện tử thì sẽ cần thêm khoảng hơn 92.000 m2 mặt bằng kho bãi. Chính vì vậy, không gian hậu cần là điều bắt buộc. Điều này tương đương với khoảng 100 đến 130 triệu m2 không gian hậu cần dành riêng cho thương mại điện tử cần thiết ở Châu Á Thái Bình Dương từ năm 2021 đến năm 2026.

Bất động sản bán lẻ truyền thống vẫn hoạt động hiệu quả

Vivek Kaul, Giám đốc Dịch vụ Bán lẻ, Tư vấn & Giao dịch khu vực châu Á tại CBRE cho biết: "Khi quá trình đô thị hóa nhanh chóng thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng trưởng, hầu hết nhà bán lẻ tiếp tục coi các cửa hàng truyền thống là kênh bán hàng chính của họ. Các cửa hàng truyền thống có thể giúp tăng tương tác với người tiêu dùng, do đó, những nhà bán lẻ đang nâng cao trải nghiệm tại cửa hàng bằng cách áp dụng công nghệ và cung cấp trải nghiệm liền mạch cho khách hàng”.

"Bán lẻ truyền thống đang trở lại mạnh mẽ, đặc biệt là ở các thị trường và thành phố nơi những lệnh giãn cách xã hội và phong tỏa được nới lỏng. Dù những khó khăn kinh tế toàn cầu và lạm phát cao có thể khiến người dùng thắt chặt chi tiêu trong những tháng tới, nhưng mọi người đang tích cực quay lại các địa điểm công cộng.

Bán hàng trực tuyến tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở hầu hết thị trường, nhưng đây không phải là xu hướng mới. Bán lẻ truyền thống và thương mại điện tử đã học được cách để cùng tồn tại", Luke Moffat, Trưởng bộ phận Tư vấn & Giao dịch tại CBRE khu vực APAC nhận định.

Tác động đến bất động sản công nghiệp và logistics

Moffat cho biết thêm, "Khi thương mại điện tử tiếp tục phát triển trên khắp khu vực APAC, sự cạnh tranh giữa các nhà phân phối và bán lẻ để có không gian hậu cần chất lượng cao, hiện đại sẽ ngày càng gia tăng.

Trong 5 năm tới, nhu cầu của thương mại điện tử về diện tích nhà kho có thể thăng thêm khoảng 100 - 130 triệu m2. Với nhu mặt bằng logistics cần vượt xa nguồn cung, người thuê nên tìm hiểu các phát triển xây dựng cho phù hợp và đầu tư vào các công nghệ kho mới nhất như AS RS và AGV để cải thiện hiệu quả hoạt động”.

Chủ đề: Mặt bằng bán lẻ,
Anh Nguyễn (World Property Journal)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.