Khoản đầu tư của Central Group trong 5 năm tới nhằm thực hiện tham vọng trở thành nền tảng kinh doanh thực phẩm và sở hữu mặt bằng bất động sản bán lẻ lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Nikkei
Theo Nikkei, Central Retail, bộ phận bán lẻ của Central Group, đã dành ra 30 tỷ bath (tương đương khoảng 848 triệu USD) để đầu tư vào Việt Nam.
Tại Việt Naam, Central Retail đặt mục tiêu tăng doanh số bán hàng lên 100 tỷ bath/năm trong 5 năm tới từ mức 38,6 tỷ batth hiện nay, theo chiến lược kinh doanh của tập đoàn công bố trong báo cáo thường niên.
“Central Retail hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam, thị trường mà hãng đã gia nhập từ hơn 20 năm trước đây. Lần này, Centrail Retail sẽ chuyển hướng đầu tư từ mô hình cửa hàng truyền thống sang phát triển mạnh hơn về công nghệ nhằm mở rộng nền tảng bán hàng cũng như giành được lượng khách hàng lớn hơn”, chuyên gia phân tích tại trung tâm nghiên cứu Kasikorn cho biết.
Central Retail hiênj có 340 trung tâm mua sắm và cửa hàng, cũng như 10 thương hiệu bán lẻ tại Việt Nam, trong đó có Go! Mall, Nguyen Kim, SuperSports và TopsMarket với nhiều ngành hàng khác nhau, từ sản phẩm thể thao đến đồ may mặc tiêu dùng, thực phẩm.
Central Retail đồng thời sở hữu BIPBIP, nền tảng kinh doanh thực phẩm và rau quả trực tuyến với khoảng hơn 12.000 mặt hàng.
Central Retail hy vọng rằng khoản đầu tư trị giá 30 tỷ bath sẽ giúp hãng này trở thành nền tảng kinh doanh thực phẩm và sở hữu mặt bằng bất động sản bản lẻ lớn nhất Việt Nam.
Ngoài việc mở rộng các hoạt động kinh doanh sẵn có, Central Retail cũng đang nỗ lực thâu tóm thêm các mảng kinh doanh mới nhằm tăng độ bao phủ.
Công ty cũng đang đẩy mạnh chiến lược kinh doanh có tên “omichannel” cho phép khách hàng trực tuyến lựa chọn liệu sẽ tự lấy hàng hoặc hàng sẽ được vận chuyển. Central Retail cho rằng kênh omichannel sẽ chiếm khoảng 15% trong tổng doanh thu của doanh nghiệp trong vòng vài năm tới, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 8% ở hiện tại.
Ngoài ra, Central Retail kỳ vọng rằng hoạt động tại Việt Nam sẽ đóng góp khoảng hơn 25% trong tổng doanh thu của công ty, so với mức 20% của hiện tại.
Hiện nhóm các doanh nghiệp bán lẻ lớn của Việt Nam bao gồm những tên tuổi như: Saigon Co Op, Winmart và Mobile World của Việt Nam; AEON của Nhật; Lotte Mart của Hàn Quốc và Berli Jucker của Thái Lan.
-
UBND tỉnh Quảng Trị vừa phát đi Thông báo số 53/TB-UBND về kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Lê Đức Tiến tại buổi làm việc với Tập đoàn Central Group Việt Nam và Công ty Cổ phần đầu tư kinh doanh Bất động sản Đông Dương về việc tìm hiểu đầu tư xây dựng trung tâm thương mại tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.








-
Hà Nội lấy ý kiến quy hoạch khu tập thể cũ thành siêu dự án 40 tầng
Khu tập thể Vĩnh Hồ – nơi từng gắn bó với hàng nghìn cư dân suốt nhiều thập kỷ sắp được "thay da đổi thịt" bằng loạt cao ốc 40 tầng, theo Đồ án Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 vừa được quận Đống Đa công khai lấy ý kiến....
-
Hà Nội tính kích hoạt tiềm năng bãi sông: Được dựng nhà, mở vườn sinh thái, làm du lịch trải nghiệm
Hà Nội đang xây dựng một bước đột phá mới trong quản lý và khai thác quỹ đất bãi sông, bãi nổi - những khu vực tưởng chừng chỉ dành cho nông nghiệp thuần túy bằng cách đề xuất cơ chế cho phép phát triển đa mục đích như nông nghiệp sinh thái, du lịch,...
-
3 điểm đến chiến lược sẽ làm nên diện mạo mới cho du lịch Hà Nội
Ba Vì – Phố cổ – Hương Sơn được chọn làm trọng điểm phát triển, kết nối di sản và trải nghiệm hiện đại tại Hà Nội.