Hình minh họa.
Anh Trung Vũ, một môi giới bất động sản chuyên sản phẩm ki ốt kinh doanh tại các TTTM ở TP.HCM, cho biết hiện tại không có sẵn mặt bằng cho thuê. Giá thuê tùy thuộc vào khu vực, từ 550.000 đồng – 2,5 triệu đồng/m2/tháng. Các mặt bằng nhỏ khoảng 10-20m2 tại các siêu thị sẽ có giá từ 25-40 triệu đồng/tháng, còn các mặt bằng lớn trong TTTM có thể lên tới cả trăm triệu đồng tùy vào diện tích cho thuê.
Một môi giới khác tên Như cho biết giá thuê cao nhưng vẫn có khách muốn thuê. Tại khu vực quận 1, lượng khách đến các trung tâm thương mại đông đúc bất kể trong tuần hay cuối tuần. Tại đây, mặt bằng có giá từ 220-350 triệu đồng/tháng nhưng không khó tìm khách thuê.
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm của Viện Kinh tế xây dựng, nhu cầu thuê mặt bằng thương mại trong nửa đầu 2022 tăng so với kỳ trước. Lý do bởi những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh không còn tác động mạnh tới tâm lý của người dân, nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng, đặc biệt là vào các dịp lễ tết.
Chuyên gia của Hội Tư vấn bất động sản Việt Nam (VARS) lý giải sự trỗi dậy của ngành bán lẻ Việt Nam sau đại dịch không chỉ đến từ tăng trưởng thu nhập bình quân cũng như thu nhập khả dụng của người dân, mà còn ở việc dịch chuyển thói quen mua sắm.
Mua sắm hiện không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn mặc và tiêu dùng, mà còn thể hiện nhu cầu trải nghiệm, đặc biệt sau thời gian dài việc đi lại bị dồn nén do các quy định ngặt nghèo phòng chống dịch bệnh. Đây là cơ hội cho lĩnh vực bất động sản bán lẻ, nơi đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của người tiêu dùng. Đây là điều mà các hình thức mua sắm online không thể đáp ứng.
Việc ngành du lịch đang hồi phục và phát triển tốt cũng là yếu tố tích cực tác động đến thị trường cho thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại khi nhu cầu tham quan mua sắm tăng cao.
Hình minh họa.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng 6 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.717 nghìn tỉ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2022 có quy mô và tốc độ tăng trưởng lớn hơn so với cùng kỳ 5 năm trở lại đây. Tại TP.HCM, tổng doanh thu từ bán lẻ và dịch vụ đạt khoảng 117 tỉ USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ năm trước.
Nhu cầu thuê mặt bằng cũng tăng lên khi nhiều nhà bán lẻ lớn trong và ngoài nước đang thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô thị trường kinh doanh. Tỷ lệ lấp đầy mặt bằng kinh doanh tại các trung tâm thương mại và siêu thị lớn trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng so với nửa cuối năm 2021 và đạt mức trung bình khoảng 92-95%.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượng dự án trung tâm thương mại và siêu thị mới được khai trương đi vào hoạt động không nhiều. Một số dự án trung tâm thương mại mới được khai trương như: Vincom Mega Mall Smart City (Hà Nội) quy mô 68.000 m2, Vincom Plaza Mỹ Tho (Tiền Giang) 14.200 m2, Vincom Plaza Trần Huỳnh (Bạc Liêu) 10.900 m2, GO! Lào Cai (Lào Cai) khoảng 30.000m2.
Giá cho thuê bình quân toàn thị trường mặt bằng tại các trung tâm thương mại, siêu thị trong 6 tháng đầu năm 2022 nhìn chung tăng khoảng 3-5% so với cuối năm 2021.
Bà Mai Võ, trưởng bộ phận dịch vụ cho thuê mặt bằng bán lẻ, CBRE Việt Nam, cho biết hiện tại mặt bằng cho thuê trong TTTM còn ít do không có TTTM nào gia nhập thị trường. CBRE đánh giá nguồn cung khu vực ngoài trung tâm nhiều hơn khu trung tâm, giá thuê tăng cho đến khi có TTTM tham gia vào nguồn cung mới.
Các trung tâm mua sắm ở các khu vực trung tâm đã chứng kiến lượng khách hàng quay trở lại mua sắm như mức trước đại dịch. Giá thuê tại khu vực trung tâm đang đạt mức cao mới. Tỷ lệ mặt bằng trống khu trung tâm rất thấp, trong khi khu ngoài trung tâm vẫn còn cao. Các TTTM ngoài trung tâm sẽ cần thời gian lâu hơn để phục hồi.
Hình minh họa.
CBRE dự báo nhu cầu thuê tại các vị trí đắc địa tiếp tục được duy trì, các gian hàng cho thuê ở khu vực trung tâm thành phố và dọc các tuyến phố chính sẽ được săn đón nhiều trong thời gian tới, dẫn đến việc giá thuê ở khu vực này vẫn sẽ tiếp tục trên đà tăng. Mức tăng trưởng về giá thuê dự kiến đạt 1,5-3,5% trong năm tới.
Thành phố Thủ Đức sẽ ghi nhận nguồn cung tương lai dồi dào đến 2024. Thị trường bán lẻ sẽ năng động hơn trong những năm sắp tới, khi mà ngày càng nhiều thương hiệu quốc tế đến với thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, nhà bán lẻ/quản lý TTTM có xu hướng chú ý và quan tâm nhiều hơn đến ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, để phân tích khách hàng nhằm mang lại nhiều trải nghiệm mua sắm
-
Shophouse chục tỉ “phủ bụi” nhiều năm
Những căn shophouse có giá trị hàng chục tỉ đồng nhưng “cửa đóng then cài” suốt nhiều năm vì không có khách thuê. Chuyên gia cảnh báo, nếu tình trạng ế ẩm còn kéo dài, phân khúc này có thể sẽ phải giảm mạnh giá thuê trong thời gian tới.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.