CafeLand - Các trung tâm dữ liệu và bất động sản liên quan đang phát triển mạnh ở châu Á - Thái Bình Dương và đại dịch đã không làm dịu đi nhu cầu đối với loại bất động sản mới nổi nhưng đang trở thành xu hướng chủ đạo này.

Theo JLL, sự tăng trưởng trong việc tiếp nhận các phương tiện truyền thông xã hội, phát trực tuyến video và chơi game trực tuyến góp phần tăng mức tiêu thụ dữ liệu của cá nhân. Còn với các doanh nghiệp, điện toán đám mây đang nhanh chóng trở thành một tiêu chuẩn hoạt động không thể thiếu.

Trong khi đó, việc triển khai 5G, mặc dù không nhất thiết là động lực thúc đẩy nhu cầu, nhưng có thể cho phép tiêu thụ dữ liệu nhanh hơn, hiệu quả hơn thông qua dung lượng mạng lớn hơn.

Những điều này và nhiều yếu tố thúc đẩy nhu cầu khác đang tạo ra sự tăng trưởng mạnh mẽ ở các thị trường bất động sản dữ liệu đã phát triển và mới nổi tại châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia là các thị trường cần theo dõi vào năm 2021. Đây đều là những thị trường lớn, tăng trưởng cao, và nhiều khả năng mở rộng hơn nữa.

Trung Quốc đại lục là một thị trường tăng trưởng cao, được hỗ trợ bởi nhu cầu nội địa đa dạng và cơ hội phát triển rộng mở. Thượng Hải và Bắc Kinh là những địa điểm hấp dẫn đối với các nhà khai thác dữ liệu, mặc dù có một số hạn chế về nguồn điện và một số nhà khai thác đang chuyển đến các khu vực xung quanh như Nam Thông, Vô Tích và Nam Kinh (từ Thượng Hải) cũng như Thiên Tân (từ Bắc Kinh).

Ấn Độ là một thị trường khổng lồ khác trong khu vực, cung cấp khả năng mở rộng nhưng hiện chưa được đánh giá cao. Riêng Mumbai chiếm hơn 40% công suất hiện có và công suất tương lai về dữ liệu tại Ấn Độ. Nhưng cơ hội vẫn tồn tại ở các địa điểm khác như Delhi và Bengaluru.

Trong khi đó, tại Indonesia, các nhà cung cấp và khai thác điện toán đám mây đang ngày càng cho thấy mong muốn hiện diện tại quốc gia này, với khu vực đô thị Greater Jakarta được coi là thị trường trọng điểm.

Nhu cầu trung tâm dữ liệu tại cả ba thị trường trên được phản ánh ở các mức độ khác nhau với nhiều tiềm năng phát triển, nhưng vẫn còn nhiều thách thức phía trước. Cung cấp điện là vấn đề ở một số thị trường, trong khi các vướng mắc về quy định và luật bản địa hóa dữ liệu đang được xem xét ở mọi nơi. Về mặt triển khai 5G, các thách thức vẫn còn cả về mặt chính trị, loại hình kiến ​​trúc của các cột phát sóng đang được triển khai, và các yếu tố về vị trí vi mô như vùng đồng bằng ngập lụt và đường bay của sân bay.

Tuy vậy, về toàn cảnh, cơ hội phát triển bất động sản dữ liệu tại 3 thị trường này nói riêng và khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung vẫn lớn hơn rủi ro tiềm ẩn. Bởi vậy, cúng ta sẽ thấy nhu cầu của các nhà điều hành và nhà đầu tư bất động sản dữ liệu sẽ ngày càng tăng vào năm 2021 tại các thị trường này.

Lam Vy (Real Estate Asia)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.