Chia sẻ về hành trình mua nhà, Tươi thừa nhận bản thân là người quá may mắn. Từ lúc đi học, tốt nghiệp cho đến khi kết hôn, mua nhà đều không gặp bất kì trở ngại nào. Tốt nghiệp ra trường, Tươi đã có công việc tại ngân hàng với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng. Làm được 2 năm, Tươi kết hôn với chồng làm thủy thủ. Sau khi kết hôn, bố mẹ hai bên chung tiền mua một mảnh đất tại Vũng Tàu, còn vợ chồng Tươi chi hết toàn bộ tiền tích góp, tiền cưới được khoảng 400 triệu đồng xây cất một căn nhà cấp 4 đơn giản.
Có nhà nên một tháng cả hai chỉ trích 30% cho ăn uống, sinh hoạt, 5% cho quỹ dự phòng và 65% còn lại cho vào quỹ tiết kiệm. Vì tính chất công việc, chồng Tươi một năm mới về nhà một lần, nên tiền lương của chồng Tươi để dành, không đụng đến. Được biết, lương của chồng Tươi khi đó khoảng 15 triệu/tháng. Như vậy, trung bình mỗi tháng Tươi tiết kiệm được 15-17 triệu đồng.
Sau 3 năm, Tươi chuyển sang ngân hàng khác với vị trí cao hơn và đương nhiên mức lương cũng cao hơn. Chồng cô cũng được thăng chức lên sĩ quan và đang được xét duyệt lên vị trí thuyền phó với 13 năm kinh nghiệm. Tổng thu nhập của hai vợ chồng hiện tại là hơn 50 triệu đồng.
Đến cuối năm 2023, với hơn 2 tỉ đồng tích lũy, vợ chồng Tươi chốt mua một căn hộ rộng 62m2 tại TP.Vũng Tàu mà không cần hỗ trợ từ ngân hàng.
“Nhiều người nói vợ chồng mình lương cao, làm được nhiều tiền nên mua được nhà cũng là điều dễ hiểu, nhưng mình đã từng chứng kiến nhiều cặp vợ chồng có chức vụ, thu nhập cao nhưng tích góp mãi vẫn chưa mua được nhà. Có thể họ đầu tư cái này, cái kia hoặc chi vào những việc khác. Còn vợ chồng mình luôn tâm niệm phải chi tiêu tiết kiệm mỗi ngày, kể cả lương cao hay thấp” – Tươi chia sẻ.
Vợ chồng Tươi đang tích góp để chuyển sang nhà liền kề để con có không gian sống tốt hơn - Ảnh NVCC.
Điều đầu tiên cô nàng 9X cho biết, cô luôn đặt ra một con số tiết kiệm cụ thể mỗi tháng tương đương với 30% lương và không động đến số tiền tiết kiệm còn lại. Trường hợp có phát sinh, cô trích ra từ quỹ dự phòng.
“Một nguyên tắc mình nghĩ ai cũng nên áp dụng, đó là quy tắc 10 giây suy nghĩ và 72 giờ cân nhắc. Nghĩa là trước khi muốn mua một món đồ gì đó, mình dành 10 giây để suy nghĩ xem có thực sự cần thiết hay không, nếu vẫn chưa tìm được câu trả lời mình sẽ cho vào danh mục cân nhắc. Quy tắc này cực kì hữu hiệu khi áp dụng mua hàng qua các ứng dụng mua sắm. Mình sẽ cho vào giỏ hàng, sau đó cân nhắc xem có nên mua hay không. Thậm chí, sang ngày hôm sau mình đã quên nó luôn, như vậy đó sẽ là một món đồ không cần thiết. Nhờ vậy mà gần như cả tháng mình không mua bất cứ thứ gì” – Tươi cho hay.
Một phương pháp nữa mà Tươi cho rằng đã quá quen thuộc với những người đang thực hiện việc tiết kiệm, đó là đa dạng hóa các nguồn thu nhập. Ngoài công việc chính ở ngân hàng, Tươi bán thêm quần áo online. Những chiếc váy, quần áo cô mặc đều bán “đắt như tôm tươi” sau mỗi lần đăng lên mạng.
Chia sẻ thêm về kế hoạch sắp tới, Tươi cho biết có thể thời gian tới cô sẽ chuyển sang mua nhà liền kề để con gái có không gian vui chơi và môi trường sống tốt hơn.
-
Hai cách tiết kiệm thông minh nhất mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng
Có những người chỉ cần đi làm một vài năm đã có nhà riêng, xe riêng, nhưng cũng có người mất đến cả chục năm mới hoàn thành được ước mơ mua nhà. Họ đều có những kế hoạch và cách tiết kiệm riêng và đây là hai cách tiết kiệm hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng.
-
Bí quyết vay nợ thông minh giúp vợ chồng 9X tránh áp lực
Dù liên tiếp vay mượn ngân hàng để mua đất xây nhà, nhưng Tạ Ngọc (SN 1994, Hà Nội) cho biết vợ chồng cô chưa từng cảm thấy áp lực bởi luôn thực hiện theo nguyên tắc riêng.
-
Có nên chờ giá căn hộ giảm khi Luật thay đổi?
Việc giá nhà ở, trong đó nổi bật là phân khúc căn hộ tăng phi mã trong thời gian vừa qua khiến những người có nhu cầu thực nản lòng. Trong số đó không ít người đặt kỳ vọng thị trường sẽ có xu hướng giảm giá khi các bộ luật mới có hiệu lực....
-
Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'
Do nguồn cung khan hiếm, việc thuê căn hộ giá phải chăng hay sở hữu nhà ở xã hội tại Đức được chuyên gia đánh giá như "trúng xổ số".
-
Gen Z giờ mua nhà liều lĩnh hơn thế hệ trước
“An cư lạc nghiệp” không chỉ là câu chuyện của thế hệ trước, mà hiện nay đối tượng là Gen Z, thậm chí Gen Y cũng vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Họ sẵn sàng nắm bắt cơ hội sở hữu tổ ấm riêng nếu có thể....