Phòng khách ấm cúng với tông nâu trầm chủ đạo.
Ngọc tốt nghiệp vào năm 2016 và làm được một năm thì kết hôn. Chồng cô khi đó vừa tốt nghiệp thạc sĩ và làm việc bên nước ngoài. Gom góp được một khoản, hai vợ chồng tìm mua nhà, đi xem hàng chục dự án, căn nào cũng thích nhưng lúc này số tiền tích lũy chỉ đủ chi trả 20% giá trị căn hộ. Như vậy muốn mua nhà vợ chồng cô phải vay 80%.
Thời điểm đó, Ngọc mới đi làm được một năm mức lương chưa ổn định, trong khi đó lương của chồng cũng không dư giả được nhiều nên hai chồng đành gác lại dự định.
Không đủ tiền mua nhà, vợ chồng Ngọc chuyển hướng mua đất để tích lũy và đầu tư. Theo lời một người bạn giới thiệu, Ngọc đi xem và chốt một lô đất hơn 65m2 tại đường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội với giá 700 triệu đồng. Trong đó, có 250 triệu là vay mượn bạn bè và người thân.
Ngọc chia sẻ, đây là lần đầu tiên cô vay nợ một số tiền lớn như vậy nên có chút áp lực, nhưng chồng cô động viên nói anh không sợ nợ, quan trọng là nắm bắt được cơ hội và biết cách quản lý tài chính thì sẽ ổn thôi.
Đến cuối năm 2018, vợ chồng Ngọc bán lô ở Cổ Nhuế để mua một lô khác có vị trí thuận lợi lẫn khả năng sinh lời nhiều hơn. Lần thứ hai trở về tay trắng nhưng đã trả được hết nợ cũ từ số tiền lãi khi bán mảnh đất đầu tiên. Đây cũng là lúc vợ chồng Ngọc nhận ra đầu tư cho bất động sản sẽ không bao giờ lỗ nếu chọn đúng thời điểm và phù hợp với khả năng tài chính.
Cuối năm 2019, Ngọc bán lô đất thứ hai, để chuyển đổi sang khu liền kề với diện tích rộng hơn và có nhà xây sẵn trước khi giá đá tăng phi mã. Tuy nhiên, để mua được lô đất này, vợ chồng Ngọc lại tiếp tục đi vay.
“Bán lô đất ở quận Đống Đa được 1,4 tỉ đồng, vợ chồng mình vay thêm 900 triệu đồng để mua lô đất nền 2,3 tỉ đồng, rộng hơn 100m2 tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh. Đây cũng là lần thứ ba vợ chồng mình đi vay. Tuy vậy, vợ chồng mình luôn giữ nguyên tắc chỉ vay tối đa 50% và hàng tháng chỉ dành 50% thu nhập để trả nợ ngân hàng. Ngoài ra, mình cũng phân định rõ các khoản chi tiêu mỗi tháng là 20% dành cho con cái, 20% cho các chi phí sinh hoạt và 10% là quỹ dự phòng” – Ngọc cho hay.
Đầu năm 2021, sau khi trả được hết nợ cho ngân hàng, vợ chồng Ngọc quyết định vay nợ một lần nữa để hoàn thiện căn nhà trên mảnh đất đã mua. Ngọc cho rằng chỉ cần vạch rõ kế hoạch tài chính và thực hiện nghiêm túc thì việc trả nợ không bao giờ là áp lực.
Ngọc chia sẻ căn nhà được xây trên diện tích 85m2 và cao 4 tầng. Trong đó, tầng 1 có gara ô tô, sảnh chờ thang máy, phòng khách và khu tiểu cảnh. Tầng 2 là phòng làm việc, khu sinh hoạt chung và khu bếp. Tầng 3 là phòng ngủ master và phòng ngủ cho bé. Tầng 4 là phòng tập, sân phơi và một phòng ngủ dành cho khách.
Cùng chiêm ngưỡng căn nhà của vợ chồng 9X:
Bộ ghế sofa làm từ chất liệu gỗ óc chó và da bò Ý nhập khẩu.
Bể cá Koi đầy tâm huyết của vợ chồng Ngọc.
Bếp nhỏ nên hệ thống tủ được tận dụng tối đa.
Phòng làm việc của vợ chồng Ngọc.
Phòng dành cho bé ới hệ thống tủ bao quanh tối ưu không gian và mục đích sử dụng.
Phòng có cửa sổ rộng để tận dụng ánh sáng tự nhiên.
Phòng ngủ của hai vợ chồng Ngọc cũng được thiết kế đơn giản, ưu tiên về không gian và ánh sáng tự nhiên.
-
Chàng trai 9X gợi ý cách tất toán vay nợ 1 tỉ đồng chỉ trong 5 năm
Với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao cùng giá nhà đất ngày càng đắt đỏ, không dễ để những người có thu nhập 10-20 triệu đồng/tháng có thể mua nhà, mua xe. Họ buộc phải lên một kế hoạch thật chi tiết, cụ thể để hiện thực hóa ước mơ của mình.
-
Tiết lộ cách phân bổ tài chính của nữ kế toán 9X: Lương chục triệu, nuôi con nhỏ vẫn có thể mua nhà
Mỗi tháng thu nhập hai vợ chồng Nguyễn Thúy (SN 1991, Thanh Hóa) dao động khoảng 20 triệu đồng, phải nuôi hai con nhỏ nhưng cả hai vẫn cố gắng cân đối, lên kế hoạch cụ thể để hoàn thành mục tiêu mua nhà....
-
Thấy nhà chồng chi tiêu tiết kiệm tưởng bình thường hóa ra giàu “nứt đố đổ vách”, cho hẳn bố mẹ vợ căn nhà 6 tỷ
Thấy chồng chi tiêu đơn giản, tiết kiệm, Trà Mi (SN 1990, Bắc Giang) vẫn nghĩ nhà chồng ở mức khá chứ không giàu. Nhưng không ngờ anh sẵn sàng cho bố mẹ vợ căn nhà 6 tỷ đồng khi cô đề cập.
-
Muốn trả được nợ vay mua nhà, chỉ có hai cách!
“Nếu không liều mình và chấp nhận chịu khổ thì giấc mơ mua nhà không bao giờ thành hiện thực, nhất là những người từ quê lên thành phố cùng đôi bàn tay trắng như mình” – Kim Oanh chia sẻ sau 5 năm làm việc không ngừng nghỉ để có tổ ấm đầu tiên....