Mua nhà đã được coi là một phần quan trọng trong việc ổn định cuộc sống, nhưng đối với nhiều người điều đó không có ý nghĩa vì lý do tài chính hoặc không muốn. Mặc dù có nhiều lý do để mua nhà, nhưng quan trọng cần phải xem xét lý do cụ thể.

Dù có công việc lương cao tại Mỹ nhưng Thảo Anh vẫn lựa chọn Việt Nam là nơi hoàn thành ước mơ.

Thảo Anh (28 tuổi, Nghệ An) vừa chuyển đến căn nhà mới mua tại vùng ven Hà Nội sau 5 du học tại Mỹ. Công việc hiện tại của cô nàng là Leader phòng Chiến lược cho một công ty nước ngoài.

Mặc dù có mức lương cao tại Mỹ, nhưng Thảo Anh cho biết nếu mức lương của cô tại Việt Nam, có thể mua nhà trong 5 năm tích góp, thì tại Mỹ phải mất cả chục năm mới chạm đến giấc mơ an cư.

“Ban đầu mình có kế hoạch định cư tại Mỹ, nhưng khi công ty có kế hoạch mở chi nhánh tại Việt Nam là mình biết chắc cơ hội tới rồi. Mình quyết định chuyển về Việt Nam làm việc và bắt đầu thực hiện kế hoạch mua tổ ấm riêng. Đó vốn là ước mơ từ khi còn học cấp 2 của mình” – Thảo Anh chia sẻ.

Thảo Anh cho biết, mỗi tháng cô đều trích 50% thu nhập cho vào quỹ tiết kiệm, 50% còn lại là các chi phí thuê nhà, ăn uống, đi lại và phát sinh. Duy trì trong 5 năm, cô nàng 9X cũng đủ 70% giá trị căn nhà.

Căn hộ Thảo Anh mua có giá hơn 2 tỉ tại huyện Đông Anh, mặc dù xa nơi làm việc nhưng cô cho rằng nơi đây khá tiềm năng, có thể mua vừa ở, vừa đầu tư.

Thảo Anh cho hay, cô không có quá nhiều kinh nghiệm để chia sẻ, nhưng một người bạn của cô là một chuyên gia tài chính bên Mỹ đã hoạch định cho cô rất nhiều về kế hoạch mua nhà.

Theo lời cô bạn của Thảo Anh muốn mua nhà phải giải đáp được hết những câu hỏi sau:

1. Bạn sẽ sống ở đó hơn 10 năm chứ?

Khi mua một ngôi nhà, khoảng thời gian dài hạn rất quan trọng vì những khoản phí khổng lồ và chi phí bổ sung liên quan đến việc mua và bán nhà. Có chi phí khoá sổ, bao gồm những loại phí phải thanh toán lúc kết thúc giao dịch mua bán bất động sản như: thuế, bảo hiểm chủ quyền nhà, thẩm định, phí cho vay, nội thất, chi phí môi giới bất động sản và bảo trì.

Thông thường mọi người sẽ nghĩ mua nhà để không phải lãng phí tiền thuê nhà. Tuy nhiên nếu chỉ ở trong thời gian ngắn thì khi tính đến mọi chi phí bạn gần như thua lỗ.

2. Tổng chi phí nhà ở hàng tháng có thấp hơn 28% tổng thu nhập hàng tháng không?

Quy tắc 28/36 khi vay mua nhà.

Tổng chi phí nhà ở của bạn phải nhỏ hơn 28% tổng thu nhập của bạn. Khi chi phí nhà ở vượt quá 28%, bạn có nguy cơ bị ngập trong chi phí nếu có sự cố xảy ra như đau ốm, mất việc, sửa chữa bất ngờ, phát sinh… Hãy sử dụng quy tắc 28/36 để xem liệu bạn có đủ khả năng chi trả cho nhà ở của mình hay không.

Ví dụ: Giả sử bạn kiếm được 20 triệu đồng/tháng, cả năm là 240 triệu đồng. Tổng chi phí nhà ở là 4 triệu đồng, chỉ tiêu tốn 20% tổng thu nhập thì bạn có thể suy nghĩ đến việc mua nhà.

Nhưng nếu tổng chi phí nhà ở là 10 triệu đồng thì đã tiêu tốn 50% tổng thu nhập. Như vậy để mua một căn nhà bạn phải có một số vốn lớn trước đó hoặc phải tích dần trong nhiều năm.

Bạn cũng có thể thay đổi con số % cho quy tắc 28/36, phụ thuộc vào nơi sống, thu nhập…

3. Bạn đã tiết kiệm được khoản trả trước 20% chưa?

Nếu bạn chưa tiết kiệm được khoản trả trước 20% thì đừng vội mua nhà. Lý do thực sự để tiết kiệm 20% trước khi mua nhà là xây dựng thói quen tiết kiệm.

4. Bạn có ổn nếu giá trị ngôi nhà giảm xuống?

Nếu bạn mua nhà vì tin rằng giá nhà luôn tăng, hãy xem xét lại: bất động sản không phải lúc nào cũng là khoản đầu tư tốt nhất.

Nếu bạn mua nhà chỉ để ở thì những tiêu chí lựa chọn nhà ở có phần đơn giản hơn như gần trường học của con, gần nơi làm việc, gần bố mẹ… nhưng mua nhà để đầu tư lại khác, bạn cần đưa ra yêu cầu cao hơn như vị trí, tiện ích, tiềm năng phát triển…

5. Bạn có hào hứng với việc mua nhà không?

Nếu bạn mua một căn nhà với những áp lực như cảm giác nặng nề về nghĩa vụ hoặc áp lực từ bạn bè thì hãy bỏ ý nghĩ. Việc thuê nhà không có gì là tội lỗi hay đáng xấu hổ cả, miễn bạn và gia đình cảm thấy hài lòng, vui vẻ khi ở đó.

Chủ đề: 9X mua nhà,
  • Muốn mua nhà hãy từ bỏ những suy nghĩ tiêu cực

    Muốn mua nhà hãy từ bỏ những suy nghĩ tiêu cực

    Theo HoREA, giá nhà tăng liên tục từ năm 2017 đến nay và vẫn neo cao, vượt ngoài khả năng tài chính của người lao động. Để mua được căn hộ bình dân có giá 2-3 tỉ đồng, thì kể cả người để dành được khoảng 100 triệu đồng/năm cũng phải mất khoảng 25 năm mới có thể mua được nhà.

  • Người trẻ mua nhà: Muốn “flex” bản thân hay thực sự cần nơi gọi là “nhà”

    Người trẻ mua nhà: Muốn “flex” bản thân hay thực sự cần nơi gọi là “nhà”

    Người trẻ mua nhà thường nhận được sự ngưỡng mộ, sự thán phục, có chút ganh tị của người thân, bạn bè nên một bộ phận thế hệ Millennials-Z nhầm lẫn đó là “thành công”, nhưng ẩn sau đó là những câu chuyện dở khóc, dở cười.

Bảo Minh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.