Giám đốc điều hành Invesco Real Estate, Thomas Au cho biết ông hy vọng thị trường văn phòng của khu vực APAC sẽ có “đợt điều chỉnh giá có ý nghĩa tích cực đầu tiên” kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư mới.
“Mọi người đang chuyển sự chú ý của họ sang giá trị gia tăng để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, đặc biệt là khi chi phí cơ hội đang tăng lên trong hoạt động cốt lõi”, ông Thomas Au nói.
Francis Li, người đứng đầu thị trường vốn tại Cushman & Wakefield chi nhánh Trung Quốc cho biết ông kỳ vọng thị trường văn phòng cho thuê tại Trung Quốc sẽ dần khởi sắc trong năm tới khi quốc gia này mở cửa biên giới, đón khách du lịch quốc tế trở lại.
“Tôi nghĩ rằng thị trường văn phòng cho thuê Trung Quốc và Hong Kong sẽ tăng trưởng chậm nhưng chắc. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng ta phải cẩn thận bởi nguồn cung khổng lồ có thể sẽ xuất hiện trên thị trường trong 3 – 4 năm tới. Điều này có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng trên thị trường cho thuê”, ông Li nói.
Theo ông Li, cơ hội thâu tóm các tài sản văn phòng với mức chiết khấu cao ở Trung Quốc đại lục có thể sẽ xuất hiện trong vòng 6 đến 12 tháng tới khi các nhà phát triển mắc kẹt tiền mặt tiếp tục bán bớt các bất động sản và các dự án phát triển để trả nợ.
“Thành thật mà nói, đây là một cơ hội tốt cho các nhà đầu tư đang nhắm tới thị trường văn phòng cho thuê tại Hong Kong và Trung Quốc. Dù vậy, tôi không nghĩ rằng điều này sẽ kéo dài. Cơ hội có thể tới trong 6 – 12 tháng tiếp theo trước khi thị trường dần lắng xuống nhường chỗ cho các vấn đề tài chính”, lãnh đạo Cushman & Wakefield Trung Quốc chia sẻ.
Tại Nhật Bản, Boujellabia, đối tác quản lý và CEO Alyssa Partners dự đoán thị trường văn phòng cho thuê tại Tokyo có thể sẽ chứng kiến nhiều thương vụ diễn ra hơn vào đầu năm tới vì các công ty Nhật Bản thường thực hiện thoái vốn trong quý cuối cùng của năm tài chính, kết thúc vào tháng 3 năm sau.
Tuy nhiên, ông Boujellabia vẫn đặt ra viễn cảnh về việc các nhà đầu tư có thể thận trọng hơn trong việc đưa ra quyết định khi nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều vấn đề tiêu cực dù tính thanh khoản ở thị trường nội địa Nhật Bản tương đối cao và chi phí tài chính thấp,
Ông nói: “Bất động sản vẫn là một trong những khoản đầu tư được yêu thích nhất tại Nhật Bản, nhưng vẫn còn đó một số vấn đề. Chúng tôi đã nhìn thấy một số yếu tố có thể tác động tiêu cực tới thị trường, nhưng hiện tại mọi thứ vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều”.
Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tài sản của MSCI, David Green-Morgan cũng có cùng quan điểm, nói rằng hoạt động đầu tư văn phòng tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ chỉ bắt đầu tăng vào đầu năm tới.
Khu vực APAC chứng kiến giao dịch bất động sản văn phòng giảm 45% trong quý III, theo dữ liệu của MSCI Real Assets. Trong khi lĩnh vực này tiếp tục chiếm gần một nửa tổng doanh số bán bất động sản mang lại thu nhập trong khu vực trong quý trước, khối lượng đầu tư văn phòng đã giảm nhanh hơn so với phân khúc bất động sản công nghiệp hoặc bán lẻ.
Trong khi các thị trường như Singapore và Sydney đã ghi nhận mức tăng trưởng ổn định về giá thuê văn phòng hạng A, dựa trên dữ liệu của Cushman & Wakefield, giá thuê văn phòng giảm ở Hong Kong và Thượng Hải có thể là dấu hiệu mới nhất cho thấy giá trị tài sản cần phải giảm xuống để các cơ hội đầu tư mang lại sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
-
Các doanh nghiệp châu Á bắt đầu xu hướng thay đổi chiến lược thuê văn phòng
Theo nghiên cứu từ công ty tư vấn bất động sản JLL, các công ty sẽ xem xét danh mục đầu tư bất động sản của họ để cân nhắc lại việc thuê không gian văn phòng, đầu tư vào công nghệ mới và ưu tiên tính bền vững.
-
Lý do văn phòng cho thuê luôn hút nhà đầu tư
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán và tiền số lao dốc, một lần nữa các nhà đầu tư lại đặt niềm tin vào thị trường “cũ nhưng an toàn”, bất động sản.
-
Văn phòng cho thuê và bán lẻ trở thành điểm sáng của thị trường bất động sản châu Á quý I/2022
Khối lượng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản ở khu vực châu Á Thái Bình Dương (APAC) tiếp tục tăng trong quý đầu tiên của năm 2022.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.
-
“Ngày tàn” của mô hình kinh tế chia sẻ đã điểm?
Tình hình kinh doanh ảm đạm kéo dài và nộp đơn xin bảo hộ phá sản của những tên tuổi lớn trong ngành bất động sản theo đuổi mô hình kinh tế chia sẻ, như WeWork và Airbnb, dường như đang báo hiệu giai đoạn suy tàn của một mô hình từng được kỳ vọng sẽ ...