Cảng hàng không Côn Đảo
Trước đó, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có báo cáo trình lên Chính phủ về tình hình đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo. Theo đó, có 2 phương án đầu tư đồng bộ sân bay Côn Đảo: đầu tư công hoặc đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP).
Với phương án đầu tư Cảng hàng không Côn Đảo theo luật Luật Đầu tư công, Cục Hàng không Việt Nam sẽ làm chủ đầu tư dự án.
Phương án này sẽ đảm bảo quyền của doanh nghiệp cảng, doanh nghiệp Nhà nước tại cảng hàng không, sân bay; đảm bảo sự ổn định trong phối hợp khai thác, đảm bảo ổn định vai trò quốc phòng an ninh của cảng hàng không, sân bay khai thác dùng chung….
Hạn chế của của phương án này là hiện tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) chưa cân đối được kinh phí đầu tư giai đoạn 2021-2025 để triển khai đầu tư các hạng mục Dự án thành phần 3 theo đúng Quy hoạch Cảng Hàng không Côn Đảo đã được phê duyệt.
Để có thể huy động được nguồn vốn kịp thời, Cục hàng không đề xuất phương án đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa theo hình thức PPP.
Cụ thể, huy động nguồn vốn xã hội sẽ đầu tư vào kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; giảm áp lực về nguồn vốn cho Nhà nước cũng như doanh nghiệp Nhà nước là ACV.
Tuy nhiên nhược điểm là đó doanh nghiệp Nhà nước không còn đóng vai trò là doanh nghiệp cảng. Cơ chế khai thác cũng bị thay đổi, ảnh hưởng đến công tác phối hợp ổn định về quốc phòng an ninh của Cảng Hàng không Côn Đảo từ trước đến nay.
Xem xét báo cáo của Bộ GTVT, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu Cơ quan lấy ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Tài chính, Tư pháp, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các cơ quan liên quan về việc đánh giá kỹ lưỡng 2 phương án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/11/2022.
Quy hoạch cảng hàng không Côn Đảo giai đoạn đến năm 2030 được Bộ GTVT phê duyệt ngày 17/8/2021. Trong đó, giai đoạn đến năm 2030 dự kiến mở rộng và nâng cấp đường cất hạ cánh, đầu tư xây dựng hệ thống đường lăn, sân đỗ máy bay (8 vị trí); xây dựng nhà ga hành khách với công suất khoảng 2 triệu hành khách/năm và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, các công trình quản lý, điều hành bay.
Giai đoạn sau năm 2030 định hướng kéo dài đường cất hạ cánh ra phía biển (phía Đông Bắc của đường cất hạ cánh); mở rộng khu hàng không dân dụng đáp ứng công suất khoảng 3 triệu hành khách/năm.
Với phương án này, sơ bộ tổng mức đầu tư có thể lên tới 9.350 tỉ đồng.
-
Cần 9.350 tỉ đồng để kéo dài đường băng Sân bay Côn Đảo
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư nâng cấp mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo, Bộ GTVT kiến nghị kinh phí thực hiện một số hạng mục trọng yếu đồng thời nêu ý kiến về phương án đầu tư phù hợp.
-
Dự án nào hưởng lợi nhờ tuyến cao tốc nghìn tỷ sắp triển khai tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu đang chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Điều này không chỉ thay đổi diện mạo khu vực mà còn mở ra tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ cho các dự án bất động sản xung quanh....
-
Vỏ container “made in Vietnam” có gì đặc biệt mà lại lọt vào tầm ngắm của nhiều ông lớn logistics thế giới?
Vỏ container “made in Vietnam” được làm từ thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, kháng thời tiết, sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Sản phẩm này được thiết kế, sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật...
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo giải quyết khó khăn cho Tổ hợp hóa dầu 5,3 tỷ USD tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đặt tại xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 5,3 tỷ USD, đây là tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam.