Cụ thể, tổng khối lượng giao dịch bất động sản công nghiệp và logisitcs tại châu Á – Thái Bình Dương (APAC) đạt 34,5 tỷ USD trong năm 2020. Con số này cao gấp 2,4 lần mức 14,5 tỷ USD được ghi nhận vào năm 2011, cho thấy mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 10% trong thập kỷ qua.
Sự xuất hiện của các trung tâm sản xuất mới sẽ thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trong các giao dịch bất động sản công nghiệp, trong khi việc mở rộng thị trường chuỗi cung ứng lạnh cũng giúp số lượng các giao dịch bất động sản logisitcs tăng lên.
Australia, Nhật Bản, Hong Kong và Singapore thường được coi là những thị trường lớn trong các lĩnh vực này. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, một số thị trường vẫn giữ vững tốc độ phát triển trong năm vừa qua. Thậm chí, khối lượng giao dịch bất động sản công nghiệp và logisitcs tại Australia đã tăng lên 18% trong năm 2020.
Tại Trung Quốc và Hàn Quốc, khối lượng giao dịch ghi nhận mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 18% - 19% trong vòng một thập kỷ qua. Tuy nhiên, trong năm vừa qua, cả hai đã ghi nhận mức tăng trưởng trái ngược nhau, lần lượt là 58% đối với Trung Quốc và 12% tại Hàn Quốc. Các chuyên gia của Colliers tin rằng cả tỷ lệ này sẽ còn thay đổi nhiều trong năm 2021.
Một số quốc gia khác thuộc khu vực APAC cũng nằm trong nhóm các nước phát triển về phân khúc bất động sản công nghiệp và logistcs bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và New Zealand. Khối lượng giao dịch ở những thị trường này vẫn còn nhỏ, ở mức 1,7 tỷ USD vào năm 2020. Tuy nhiên, những thị trường này có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất trong tương lai.
Xét trên yếu tố thành phố, Greater Seoul (Seoul, Incheon và các thành phố lân cận) ở Hàn Quốc dẫn đầu các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp và logistics tại APAC trong năm năm 2020. Khu vực này đạt mức tăng trưởng 52% về khối lượng giao dịch, tương đương 4,66 tỷ USD.
Xếp thứ hai là thành phố Tokyo của Nhật Bản. Mặc dù vậy, khối lượng giao dịch tại đây đã giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 4,25 tỷ USD.
Sydney và Melbourne xếp vị trí thứ ba và thứ tư trong số các thành phố APAC, với mức tăng trưởng về khối lượng giao dịch lần lượt là 16% và 3%.
-
Châu Á đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn cung bất động sản logistics
CafeLand - Thị trường bất động sản logistics tại châu Á vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi nhu cầu từ sự bùng nổ của thương mại điện tử tiếp tục tăng lên.
-
Lý do nào giúp bất động sản châu Á hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư toàn cầu
CafeLand - Bất động sản thương mại vẫn là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt suy thoái kinh tế gần đây. Tuy nhiên, tác động không đồng đều khiến mỗi phân khúc lại chịu những sự ảnh hưởng khác nhau.
-
Châu Á dẫn đầu tốc độ tăng giá bất động sản hạng sang
CafeLand - 4/5 thành phố châu Á lọt vào nhóm các thành phố có giá bất động sản hạng sang tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.