Hơn 3.700ha đất nông nghiệp ở Đồng Nai được chuyển đổi để làm dự án giao thông, khu công nghiệp, đô thị
Theo kế hoạch sử dụng đất năm 2024 đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt, trong năm nay 4 địa phương có diện tích nông nghiệp được chuyển đổi nhiều nhất là TP. Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành và Trảng Bom với tổng diện tích hơn 3.700ha.
Trong đó, huyện Long Thành dẫn đầu danh sách với số lượng gần 1.980ha đất nông nghiệp được chuyển đổi. Cụ thể, xã Bình Sơn khoảng 700ha, xã Long Đức gần 330ha và xã Long Phước 204ha.
Xếp sau là huyện Nhơn Trạch với hơn 860ha đất nông nghiệp được thu hồi, chuyển đổi trong năm 2024. Các xã có diện tích thu hồi cao nhất là Phước Khánh hơn 250ha, Đại Phước hơn 120ha, Vĩnh Thanh gần 120ha…
TP. Biên Hòa sẽ thu hồi chuyển đổi hơn 265ha đất nông nghiệp trong năm nay. Trong khi đó, huyện Trảng Bom có 414ha đất được chuyển đổi.
Cả 4 khu vực kể trên đều là những nơi đang có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa cao nhất tỉnh Đồng Nai. Nơi đây cũng đang và sẽ hình thành nên các đô thị quan trọng và quy mô nhất của tỉnh.
Những khu vực này hiện nay cũng là nơi tập trung hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia và liên kết vùng như: sân bay Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Vành đai 3 TP.HCM, cao tốc Bến Lức – Long Thành, sân bay Biên Hòa….
Một dự án bất động sản quy mô lớn ở Nhơn Trạch
Hiện nay, tỉnh Đồng Nai vẫn đang gấp rút hoàn thiện quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trước đó, theo báo cáo tóm tắt dự thảo quy hoạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Liên danh tư vấn đã nêu ra nhiều nội dung quan trọng về định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong thời gian tới.
Trong đó, nhấn mạnh đến phương hướng phát triển hệ thống đô thị, hạ tầng giao thông kết nối với khu vực.
Theo mục tiêu quy hoạch đến năm 2030, toàn tỉnh Đồng Nai sẽ có 30 đô thị. Trong đó, TP. Biên Hòa sẽ là đô thị loại 1 – thành phố trực thuộc Trung ương.
Hai đô thị loại 2 gồm TP. Long Khánh (trước năm 2025) và toàn bộ huyện Nhơn Trạch sẽ định hướng lên thành phố trước năm 2030.
Hai đô thị loại 3 gồm toàn bộ huyện Long Thành được định hướng lên thành phố trước năm 2030 và huyện Trảng Bom được định hướng lên thị xã trước năm 2030.
Sáu đô thị loại 4 gồm được xây dựng trên cơ sở các thị trấn hiện hữu gồm Dầu Giây, Vĩnh Cửu, Vĩnh An, Long Giao, Gia Ray và Định Quán.
Ngoài ra sẽ còn có 19 đô thị loại 5 phân bổ trên địa bàn nhiều huyện: Thống Nhất (có 4 đô thị gồm Hưng Lộc, Quang Trung, Lộ 25 và Xuân Thiện);
Định Quán (có 2 đô thị La Ngà và Phú Túc); Tân Phú (có 1 đô thị Phú Lâm); Cẩm Mỹ (có 3 đô thị Bảo Bình, Sông Nhạn, Sông Ray);
Xuân Lộc (có 3 đô thị Xuân Định, Xuân Thọ, Xuân Hưng); Vĩnh Cửu (có 6 đô thị Phủ Lý, Thạnh Phú, Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Thiện Tân).
-
Khi nào sẽ trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch tỉnh Đồng Nai?
Tỉnh Đồng Nai đang đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2030. Phấn đấu trong tháng 12/2023, đồ án quy hoạch tỉnh sẽ được trình HĐND tỉnh xem xét thông qua trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
-
Mạng lưới cao tốc, vành đai, đường sắt kết nối với sân bay lớn nhất Việt Nam sẽ được đầu tư như thế nào?
Để phát huy tối đa hiệu quả khai thác của sân bay quốc tế Long Thành, một mạng lưới giao thông kết nối với sân bay này đã và sẽ được đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Đồng Nai cưỡng chế thu hồi đất của 36 hộ dân để làm dự án đường ven sông gần 2.000 tỉ đồng
36 hộ dân thuộc dự án đường và kè ven sông Đồng Nai dù đã được các cơ quan thẩm quyền thực hiện đầy đủ thủ tục về hỗ trợ, đền bù, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nhưng không bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án nên chính quyền tiến hành cưỡng ch...