Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP, thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 do Bộ Nội vụ trình.
Đồng thời, ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP thông qua 34 hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 do Bộ Nội vụ trình.
Theo tờ trình của Bộ Nội vụ, sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh (sau sắp xếp, nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh), cả nước còn 3.321 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 2.636 xã, 672 phường và 13 đặc khu.
Dự kiến Phương án bố trí, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập
Đáng chú ý, với việc bỏ cấp huyện, giảm 6.714 đơn vị hành chính cấp xã so với trước khi sắp xếp, việc tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện hiện nay để chuyển giao, thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp xã sau sắp xếp thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Theo đó dự kiến phương án tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Đối với lĩnh vực giáo dục: Giữ nguyên các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non công lập và chuyển giao cho chính quyền địa phương cấp xã quản lý.
Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc UBND cấp huyện hiện nay dự kiến chuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý và tổ chức lại để thực hiện cung ứng dịch vụ theo địa bàn khu vực (liên xã, phường).
Đối với lĩnh vực y tế: Duy trì các Trạm Y tế xã, phường hiện có để đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe Nhân dân trên địa bàn. Căn cứ vào diện tích, quy mô dân số của đơn vị hành chính cấp xã mới có thể tố chức lại thành 01 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp xã, nhưng trước mắt các Trạm y tế cũ bố trí làm các “điểm trạm” phục vụ việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe Nhân dân tại địa bàn ở đơn vị hành chính cấp xã (cũ).
Đối với các Trung tâm Y tế, bệnh viện đa khoa thuộc UBND cấp huyện hiện nay dự kiến chuyển về Sở Y tế quản lý để sắp xếp, tổ chức cung ứng dịch vụ theo địa bàn khu vực (liên xã, phường).
Việc tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công khác trên địa bàn ĐVHC cấp xã sau sắp xếp thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
-
Sáng nay Quốc hội khai mạc kỳ họp “lịch sử của lịch sử” bàn sửa đổi Hiến pháp và sáp nhập tỉnh
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Tại kỳ họp, Quốc hội xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp cũng như nghị quyết về sáp nhập tỉnh.
-
Cả nước giảm gần 130.000 biên chế cán bộ, công chức sau sáp nhập tỉnh, xã
Dự kiến sau sắp xếp cấp tỉnh giảm hơn 18.440 biên chế; cấp xã giảm hơn 110.780 biên chế.
-
Sáp nhập tỉnh, người dân có phải đi cập nhật lại quê quán, giấy tờ cũ có còn giá trị?
Thủ tục hành chính sau sáp nhập tỉnh, xã là vấn đề được người dân quan tâm. Vậy, khi sáp nhập tỉnh, xã bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, thay đổi địa chỉ quê quán thì người dân có phải đi cập nhật lại không?








-
Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập có tới 4 cầu vượt sông, dân số ngang ngửa với quốc đảo phát triển bậc nhất châu Á
Từ ngày 1/7, Hà Nội chính thức vận hành bộ máy mới với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sáp nhập. Trong số đó, phường Hồng Hà nổi bật không chỉ vì diện tích lớn nhất Thủ đô, mà còn bởi vị trí chiến lược, lịch sử lâu đời và mật độ dân cư “ngan...
-
Chính thức có bảng danh mục, mã số của 34 tỉnh thành, 3.321 cấp xã mới
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 19/2025/QĐ-TTg về Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.
-
Danh sách 29 Thuế cơ sở và 19 Tòa án nhân dân khu vực tại TP.HCM từ 1/7
Vừa qua, Cục Thuế đã công bố 29 Thuế cơ sở tại TP.HCM kèm theo Quyết định 1377/QĐ-CT ngày 30/6/2025; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã công bố 19 Tòa án nhân dân khu vực tại TP.HCM kèm theo Nghị quyết 81/2025/UBTVQH15 ngày 27/6/2025....