Sau khi sáp nhập tỉnh, xã, dữ liệu mới về quê quán sẽ được cập nhật lên VNeID. Hình minh họa
Theo thông tin tại buổi Tọa đàm "Để kết nối VNeID an toàn và tiện lợi" do báo Tuổi Trẻ tổ chức, Thiếu tá Trần Duy Hiển - Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (C06, Bộ Công an) cho biết, việc cập nhật thông tin địa giới hành chính thì Cục C06 sẽ cập nhật ngay sau khi có quyết định điều chỉnh địa giới hành chính. Tất cả sẽ được làm trên chức năng của phần mềm.
Ông Hiển cho biết: Sau khi địa giới hành chính mới được Quốc hội thông qua, Cục Thống kê công bố địa giới hành chính mới thì Cục C06 sẽ triển khai cập nhập các dữ liệu này lên hệ thống.
"Việc này sẽ phụ thuộc vào thống kê vì liên quan đến mã các địa giới hành chính và các tên gọi được quy định. Sau khi có những thông tin này thì Cục C06 sẽ phối hợp công an địa phương cập nhật ngay. Chúng tôi đã có kinh nghiệm vì giai đoạn trước đây Cục C06 đã triển khai sáp nhập một loạt xã trước khi thực hiện tổng rà soát sáp nhập như hiện nay", Thiếu tá Hiển nói.
Được biết, đến nay đã cấp và kích hoạt hơn 62 triệu tài khoản định danh điện tử cho người dân. Trong đó, tỉ lệ người sử dụng VNeID năm 2024 và đầu năm 2025 trung bình từ 3 - 6 triệu/ngày (cao hơn từ 3 - 4 lần năm 2023). Đồng thời, đã cấp hơn 292 triệu tài khoản định danh cho tổ chức trên VNeID. Bởi từ 1/7 tới, các cơ quan tổ chức khi thực hiện trên môi trường dịch vụ công cũng phải có tài khoản định danh như người dân bình thường. Dự kiến sẽ triển khai cấp tài khoản định danh cho người nước ngoài trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 35/2023 và Nghị quyết 190/2025 của Quốc hội, tất cả các loại giấy tờ hành chính còn thời hạn sử dụng thì người dân tiếp tục dùng cho đến khi hết hạn. Không bắt buộc đổi mới chỉ vì tên địa phương thay đổi.
Nghị quyết 66 cũng yêu cầu UBND các tỉnh bảo đảm 100% thủ tục hành chính không phụ thuộc địa giới hành chính, người dân có thể chọn nơi thuận tiện nhất để thực hiện thủ tục, dù là nơi sinh sống, làm việc hay học tập.
Sau sáp nhập, người dân không bắt buộc phải thay đổi giấy tờ cá nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo thuận tiện trong giao dịch và các thủ tục hành chính sau này, Bộ Công an khuyến khích người dân cập nhật thông tin theo địa giới hành chính mới.
Đáng chú ý, việc thay đổi này hoàn toàn miễn phí trong một số trường hợp, đặc biệt là với các thông tin liên quan đến giấy khai sinh như nơi sinh, quê quán. Với những dữ liệu này, Bộ Công an sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp để cập nhật đồng bộ trên toàn hệ thống, đảm bảo không gây phiền hà cho người dân.
-
Có bắt buộc phải cấp đổi sổ đỏ khi thay đổi địa chỉ thửa đất?
Trong quá trình làm các thủ tục đăng ký biến động và chuyển nhượng đất đai, tôi được Văn phòng Đăng ký đất đai huyện yêu cầu cấp đổi lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước khi làm các thủ tục biến động khác do thay đổi địa giới hành chính (sáp nhập xã), theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 38 Nghị định số 101/2024/NĐ-CP.
-
Sáp nhập tỉnh thành, không bắt buộc phải làm lại CCCD nhưng những người này cần phải đổi ngay
Theo quy định hiện hành, khi sáp nhập tỉnh thành không bắt buộc phải đổi lại thẻ Căn cước, căn cước công dân (CCCD). Tuy nhiện Bộ Công an khuyến khích người dân nên cấp đổi, cấp lại CCCD sau sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính.
-
Sáp nhập tỉnh thành: Có phải làm lại sổ đỏ?
Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính.








-
Chính sách nhà ở công vụ được thực hiện thế nào sau sắp xếp đơn vị hành chính?
Bộ Xây dựng đã ban hành Công văn 3089/BXD-QLN hướng dẫn về việc thực hiện chính sách nhà ở công vụ sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.
-
Chính phủ thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã năm 2025
Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết về hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025.
-
Dự kiến giảm 29 tỉnh, 6.714 xã và hơn 129.000 biên chế
Ngày 09/5/2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, dự kiến còn 3.321 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã trên cả nước.