Khu trung tâm TPHCM nhìn từ toa nhà 68 tầng Bitexco Financial Tower trên đường Hải Triều – Hồ Tùng Mậu, quận 1, TPHCM. Ảnh: Đình Dũng
Đây là một trong số những đề xuất của Sở Xây dựng TPHCM trình UBND TPHCM trong việc triển khai giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố.
Theo Sở Xây dựng, việc chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội chỉ được xem xét đối với dự án đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, chưa khởi công và chủ đầu tư chứng minh được năng lực, tính khả thi của dự án. Những dự án nằm trong khu vực trung tâm hiện hữu (930 héc ta) sẽ không được chuyển đổi.
Những dự án nhà ở thương mại chuyển sang nhà ở xã hội sẽ có giá bán tối đa 12 triệu đồng/mét vuông (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Giá bán, thuê, thuê mua đối dự án đã hoàn thành được xác định theo nguyên tắc kiểm toán.
Theo Sở Xây dựng TPHCM, Nhà nước sẽ không sử dụng vốn ngân sách để mua lại các dự án nhà thương mại làm nhà ở xã hội. Nhà đầu tư sẽ phải trực tiếp bán căn hộ cho người dân thông qua việc xét duyệt của Hội đồng cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội thành phố hoặc quận xét duyệt.
Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2015 sẽ có 20 dự án nhà ở xã hội tham gia thị trường với khoảng 21.000 căn hộ. |
-
Nhiều cao ốc triệu “đô” tại Tp.HCM sang tay chủ mới
Điểm đáng chú ý trên thị trường bất động sản Tp.HCM quý 1/2013 là khá nhiều cao ốc ngay tại trung tâm thành phố đã được sang tay chủ mới. <br/br>
-
GS.Đặng Hùng Võ: Cần thanh lọc các doanh nghiệp BĐS
"Phải thanh lọc những doanh nghiệp BĐS hoạt động không hiệu quả, thậm chí không có vốn, không có năng lực tài chính, không có tri thức, không có kinh nghiệm. Bởi vì bước vào thị trường BĐS là một thị trường khó tính, phức tạp chứ không phải cứ có mối quen biết, cứ lấy được đất rồi bán ra được là có lời là lao vào..." - Ông Đặng Hùng Võ cho biết.
-
Lo Việt Nam rơi vào “thập kỷ mất mát”
Diễn ra tại Nha Trang trong các ngày 5-6/4, Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 trở thành nơi chia sẻ các khúc mắc, âu lo của giới chuyên gia về khủng hoảng thị trường bất động sản, với nhiều ý kiến lo ngại Việt Nam sẽ rơi vào “thập kỷ mất mát” như nền kinh tế Nhật Bản thời kỳ 1980-1990.