Thành phố Thái Bình
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Bình với tổng diện tích tự nhiên trên đất liền 1.584,61 km2 và không gian biển. Ranh giới quy hoạch gồm: Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng; phía Nam giáp tỉnh Nam Định; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ, biển Đông; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam.
Tỉnh Thái Bình có 8 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Thái Bình và các huyện Đông Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, Thái Thụy, Tiền Hải, Quỳnh Phụ và Vũ Thư.
1 trung tâm, 1 hành lang kinh tế
Phương án tổ chức không gian kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình được định hình theo cấu trúc dựa trên bộ khung: Một trung tâm là thành phố Thái Bình; một hành lang kinh tế phía Đông (với hai trung tâm là đô thị Tiền Hải và đô thị Thái Thụy đóng vai trò đô thị đối trọng với thành phố Thái Bình) kết nối trục Đông Bắc - Tây Nam; một hành lang phát triển Tây Bắc kết nối các khu vực phụ cận ngoại biên với các tỉnh lân cận: tỉnh Hưng Yên, tỉnh Hà Nam và hướng về thành phố Hà Nội và một hành lang Đông Bắc - Tây Nam kết nối từ các tỉnh phía Bắc Trung bộ về thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh.
Không gian hoạt động kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình tổ chức thành bốn khu vực chính:
Không gian kinh tế - xã hội khu vực trung tâm (khu vực thành phố Thái Bình và phụ cận) phát triển các hoạt động kinh tế đô thị, thương mại, dịch vụ, đầu mối trong liên kết các dịch vụ với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Không gian kinh tế - xã hội ven biển (gồm 2 huyện Tiền Hải và Thái Thuỵ) kết nối với các tỉnh ven biển Vùng đồng bằng sông Hồng (Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình) phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội không gian ven biển chịu tác động lan tỏa của các hoạt động kinh tế biển Hải Phòng với các kết nối về giao thông, phát triển logistics, cảng biển, tập trung vào lĩnh vực sản xuất và xuất, nhập khẩu hàng hóa.
Không gian kinh tế - xã hội khu vực ngoại biên (gồm huyện Hưng Hà, huyện Quỳnh Phụ và phía Bắc huyện Đông Hưng) chịu ảnh hưởng lan tỏa từ các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển công nghiệp, dịch vụ từ vùng thủ đô Hà Nội; tập trung phát triển các loại hình chức năng có liên kết chặt chẽ với các địa bàn liền kề (tỉnh Hưng Yên, tỉnh Hà Nam...); xây dựng chuỗi các đô thị - công nghiệp gắn các hành lang giao thông và vành đai vùng Thủ đô Hà Nội. Thu hút các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, đô thị.
Không gian kinh tế - xã hội phía Nam (gồm phần lớn huyện Kiến Xương và phía Nam huyện Vũ Thư) tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, dịch vụ, văn hóa và tiếp nhận sự kết nối lan tỏa mở rộng không gian kinh tế về phía tỉnh Nam Định thông qua tuyến đường bộ ven biển và một số tuyến đường khác sắp được xây dựng.
Liên kết không gian hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh thông qua 3 hành lang kinh tế: Hành lang kinh tế ven biển phía Đông; Hành lang kinh tế Đông Bắc - Tây Nam và Hành lang kinh tế Tây Bắc gắn với đường Vành đai 5 Vùng Thủ đô.
Phát triển công nghiệp, khu du lịch, trung tâm logistics
Về phương án phát triển hệ thống cụm công nghiệp, phát triển 67 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 4.198ha phân bố tại các huyện trên địa bàn tỉnh. Hình thành một số cụm công nghiệp chuyên ngành và cụm công nghiệp sản xuất theo hướng liên kết ngành, liên kết vùng trong và ngoài tỉnh.
Bên cạnh đó, hình thành khu nghiên cứu đào tạo tại huyện Quỳnh Phụ (có quy mô khoảng 1.000ha) theo hướng trở thành một trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học của vùng và cả nước.
Về phương án phát triển khu du lịch, tập trung thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch: Khu du lịch nghỉ dưỡng sân gôn Cồn Vành - Cồn Thủ, thuộc Khu kinh tế Thái Bình, địa bàn huyện Tiền Hải; Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển Cồn Đen, thuộc Khu kinh tế Thái Bình, địa bàn huyện Thái Thụy; Khu du lịch phố biển Đồng Châu xã Đông Minh, xã Đông Hoàng, thuộc Khu kinh tế Thái Bình, địa bàn huyện Tiền Hải; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí khu vực rừng ngập mặn các xã Thụy Xuân, Thụy Hải, Thụy Trường...
Đồng thời, phát triển hệ thống các khu thương mại tập trung, khu dịch vụ tổng hợp, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi... tại khu vực trung tâm đô thị, các khu đô thị mới và các khu dân cư tập trung.
Đến năm 2030 thành lập ít nhất 6 trung tâm dịch vụ logistics tại thành phố Thái Bình, các huyện Thái Thụy, Tiền Hải, Hưng Hà, Kiến Xương, Quỳnh Phụ.
Phân vùng không gian biển tỉnh Thái Bình có diện tích khoảng 487 km2 được chia thành các vùng chức năng: Vùng an ninh, quốc phòng; Vùng cảng biển, giao thông biển và logistics; Vùng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; Vùng bảo tồn thiên nhiên, lâm nghiệp và nghiên cứu khoa học biển; Vùng khai thác tài nguyên biển; Vùng khai thác năng lượng tái tạo; Vùng phát triển du lịch và dịch vụ biển; Vùng lấn biển phục vụ phát triển công nghiệp và phát triển không gian đô thị.
Hình thành 3 tuyến cao tốc
Về phương án phát triển mạng lưới giao thông, thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên địa bàn tỉnh trong tương lai hình thành 3 tuyến cao tốc là cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08); đường Vành đai 5 - Hà Nội (CT.39) và tuyến CT.16 phục vụ kết nối Khu kinh tế với thành phố Thái Bình và vùng kinh tế phía Tây Bắc thủ đô.
Hệ thống quốc lộ và tuyến đường bộ ven biển: Các tuyến quốc lộ bao gồm: 10, 37, 37B, 39 và 39B thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đầu tư xây dựng mới 14 tuyến, trong đó có 5 tuyến đường tỉnh xác định là Trục động lực phát triển kết nối thành phố Thái Bình, khu vực cảng biển Thái Bình với các cửa ngõ quan trọng của tỉnh gồm: ĐT.467 (Thái Bình - cầu Nghìn); ĐT.468 (Diêm Điền - Hưng Hà); ĐT.454 (Thái Bình - Đồng Tu); ĐT.469 (Thái Bình - Cồn Vành); ĐT.464 (Thái Bình - Đông Long) và 09 tuyến quy hoạch mới phục vụ kết nối nội tỉnh.
Cảng cạn trên địa bàn tỉnh Thái Bình thuộc hành lang vận tải ven biển phía Bắc (QL 1 và QL10) có 4 cảng chia thành 2 cụm gồm: cụm cảng cạn Đông Thái Bình (Cảng cạn Tiền Hải và Cảng cạn Tân Trường), cụm cảng cạn Tây Thái Bình (Cảng cạn Hưng Hà và Cảng cạn Quỳnh Côi)…
Về phương án phát triển hạ tầng thương mại, quy hoạch xây dựng mới ít nhất 42 siêu thị, 35 trung tâm thương mại, trong đó có 1 trung tâm thương mại hạng I, 23 trung tâm thương mại hạng II- III tại các xã, phường trên địa bàn thành phố, khu vực thị trấn và 11 trung tâm thương mại tại các xã trên địa bàn huyện. Quy hoạch xây dựng 01 Trung tâm Hội chợ Triển lãm tại khu vực thành phố Thái Bình.
Quy hoạch tỉnh Thái Bình phân thành 3 vùng liên huyện: Vùng trọng điểm gồm thành phố Thái Bình và các huyện Đông Hưng, Kiến Xương, Vũ Thư;
Vùng động lực chủ đạo bao gồm huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải: Lấy Khu kinh tế Thái Bình là trung tâm; vùng động lực chủ đạo được xác định là hành lang kinh tế phía Đông của tỉnh, gắn với Khu kinh tế Thái Bình nằm trên địa bàn huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải, kết nối với thành phố Hải Phòng, tỉnh Nam Định và phát triển lan tỏa về phía Tây kết nối với thành phố Thái Bình qua huyện Đông Hưng, huyện Kiến Xương;
Vùng kinh tế ngoại biên bao gồm huyện Hưng Hà, huyện Quỳnh Phụ: Lấy đô thị Quỳnh Phụ làm trung tâm; vùng kinh tế ngoại biên được xác định là hành lang kinh tế phía Bắc của tỉnh, kết nối với thành phố Hải Phòng, tỉnh Hưng Yên và phát triển lan tỏa về phía Nam, kết nối với thành phố Thái Bình qua huyện Đông Hưng, huyện Vũ Thư.
-
Diễn biến mới tại khu đất làm dự án gần 4.000 tỷ của FLC ở Thái Bình
UBND tỉnh Thái Bình vừa ra quyết định thu hồi khu đất hơn 12ha đã giao cho FLC xây dựng Bệnh viện Đa khoa quốc tế 4 năm trước.
-
Thái Bình chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện hơn 1.500 tỷ đồng
Dự án trạm biến áp 500kV Thái Bình dự kiến xây dựng tại xã Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình với vốn đầu tư 1.562 tỷ đồng.
-
Khởi công nhà máy gần 1.300 tỷ đồng tại Thái Bình
Ngày 26/11, tại Cụm Công nghiệp Quý Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, Công ty TNHH Sợi Golden Eagle Việt Nam đã động thổ nhà máy sản xuất sợi gai, cung cấp việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương....
-
Thái Bình sắp có khu công nghiệp 3.800 tỷ đồng, cần đến 18.000 lao động
Tỉnh Thái Bình đang tích cực triển khai thủ tục để khởi động dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ, với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 3.800 tỷ đồng. Đây là khu công nghiệp chuyên ngành đầu tiên tại Việt Nam....
-
Dự án nhiệt điện gần 2 tỷ USD tại Thái Bình sắp khởi công, dự kiến nộp ngân sách gần bằng nhà máy VinFast
Dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình được xây dựng tại xã Thái Đô, huyện Thái Thụy với công suất khoảng 1.500 MW, tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Khi hoàn thành, dự kiến mỗi năm nhà máy nộp ngân sách 4.000 tỷ đồng....