UBND tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án trạm biến áp 500kV Thái Bình và đấu nối.
Theo đó, nhà đầu tư được UBND tỉnh Thái Bình chấp thuận là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT), có địa chỉ số 18 Trần Nguyên Hãn, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Phối cảnh dự án trạm biến áp 500kV Thái Bình và đấu nối
Dự án trạm biến áp 500kV Thái Bình và đấu nối có công suất thiết kế 600 MVA, đồng thời có dự phòng vị trí lắp đặt máy biến áp thứ 2 trong tương lai. Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án là 1.562 tỷ đồng.
Cụ thể, phần đường dây đấu nối được thiết kế dạng tuyến, gồm các cột thép dạng tháp: xây dựng 2 đoạn đường dây 500kV 2 mạch với tổng chiều dài khoảng 1,71 km từ trạm biến áp 500kV Thái Bình đến cột đấu nối xây dựng mới nằm trên tim tuyến đường dây 500kV nhà máy nhiệt điện Nam Định 1 - Phố Nối.
Đồng thời, dự án xây dựng 2 đoạn đường dây 220kV 4 mạch và 2 mạch với tổng chiều dài khoảng 6,07 km từ trạm biến áp 500kV Thái Bình đến cột đấu nối xây dựng mới nằm trên tim tuyến đường dây 220kV Thái Bình - Kim Động.
Mục tiêu dự án của dự án nhằm tăng cường nguồn cấp, đảm bảo cung cấp điện cho tỉnh Thái Bình. Giảm tải và tránh quá tải cho các trạm biến áp 500kV và các đường dây 220kV cấp điện cho khu vực Thái Bình, Nam Định.
Theo chủ đầu tư, dự án này dự kiến được xây dựng tại xã Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tuyến đường dây 500kV và 220kV đấu nối đi qua địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Dự án dự kiến khởi công trong quý 1/2024, hoàn thiện việc thi công và đóng điện năm 2024-2025. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.
UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu EVNNPT có trách nhiệm triển khai dự án theo đúng nội dung quy định; tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Bên cạnh đó, EVNNPT phải thực hiện thủ tục bảo đảm thực hiện dự án theo quy định pháp luật về đầu tư sau khi được quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư nhưng phải trước thời điểm được quyết định cho thuê đất thực hiện dự án và được hoàn trả ký quỹ theo tiến độ dự án đầu tư.
UBND tỉnh Thái Bình giao Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc nnà đầu tư thực hiện thủ tục bảo đảm thực hiện dự án theo quy định của Luật Đầu tư; thực hiện giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của dự án đầu tư.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc nhà đầu tư thực hiện thủ tục đất đai và các thủ tục khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
UBND huyện Hưng Hà có trách nhiệm cập nhật khu đất thực hiện dự án vào quy hoạch chung xã Bắc Sơn, huyện Hưng Hà theo quy định để làm căn cứ triển khai thực hiện dự án.
-
Dự án điện hơn 23.000 tỷ đi qua địa bàn 4 huyện tại tỉnh Thái Bình
Dự án đường dây 500kV mạch 3 trên địa bàn tỉnh Thái Bình đi qua địa bàn 4 huyện Vũ Thư, Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ với chiều dài tuyến hơn 38km, diện tích thu hồi đất cho phần móng cột là 12,24 ha.
-
Dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 vốn đầu tư hơn 41.000 tỷ đồng đang gặp những vướng mắc gì?
Dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 công suất 1.200 MW, vốn đầu tư hơn 41.000 tỷ đồng tại tỉnh Thái Bình hiện đang gặp phải những vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục chuyển đổi chủ thể đất, thuê đất và đang được tỉnh này vào cuộc để tháo gỡ.
-
Mục tiêu đến 2030: Một nửa tòa nhà công sở và nhà dân sẽ sử dụng điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia)....
-
Cận cảnh nhà máy điện mặt trời đầu tiên xây ngay trên đường ray xe lửa
Hệ thống gồm 48 tấm pin quang điện, mỗi tấm có công suất 385W, được lắp dọc theo đường ray, với tổng công suất đạt 18kW. Theo kế hoạch, nhà máy điện mặt trời này sẽ sản xuất khoảng 16MWh điện mỗi năm....
-
Bộ trưởng Bộ Công Thương lưu ý các địa phương khi lựa chọn nhà đầu tư dự án điện
Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các địa phương, đơn vị lựa chọn nhà đầu tư dự án điện đủ năng lực, cả về kỹ thuật lẫn tài chính. Đồng thời bám sát tiến độ dự án và kiên quyết thay thế những dự án chậm tiến độ với tinh thần đảm bảo nguồn và lưới điện...