Ảnh minh họa: CafeLand
Trả lời vấn đề này trên SGTT ngày 17/12/2012, bộ trưởng BXD Trịnh Đình Dũng cho rằng: “Dự thảo nghị định mới quy định khung, còn cụ thể thì sau khi nghị định được ban hành sẽ có thông tư hướng dẫn và tất cả phải trên nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường. Thị trường thấp mà mình mua cao thì không được. Trong quá trình đó phải đấu giá, cơ quan quản lý nhà nước phải tham gia để minh bạch, chào giá, đấu giá, kiểm soát giá. Hội đồng mua nhà phải làm sao mua được nhà giá hợp lý trên cơ sở quản lý được giá đất, giá xây dựng, lãi vay (nếu có) để định ra giá hợp lý rồi lựa chọn.”
Ông Dũng cũng cho biết thêm: “Việc Nhà nước mua nhà thương mại để phục vụ nhu cầu tái định cư (TĐC) đã được quy định cụ thể trong dự thảo nghị định này, về nguyên tắc, trình tự, thủ tục và phương thức xác định giá mua, bán nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, chủ đầu tư và người dân tái định cư.” Trong đó, sẽ cộng thêm khoản lãi định mức tối đa 10 – 15% cho chủ đầu tư, tùy trường hợp theo quy định.
Ở đây, có thể thấy 2 vấn đề bất cập. Chào giá, đấu giá công khai thì về nguyên tắc không cần đảm bảo định mức lợi nhuận, như vậy không thể nói là “phù hợp với cơ chế thị trường”. Và bất động sản là sản phẩm có tính đặc thù, phải làm sao để không xảy ra tình trạng cán bộ tham nhũng bắt tay doanh nghiệp tạo nên rào cản kỹ thuật để loại bỏ đối thủ cạnh tranh một cách không lành mạnh.
Về vấn đề thứ nhất, cần phải xác định rằng “khách hàng” ở đây phải là người dân có nhu cầu tái định cư. Nhà nước đứng ra mua để giải cứu doanh nghiệp nhưng sản phẩm đó có đáp ứng đúng nhu cầu của người dân hay không là một chuyện khác. Khi sản phẩm không đáp ứng đúng nhu cầu cụ thể thì “giá hợp lý” chỉ đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp mà không thể hài hòa với lợi ích của người dân. Khi đó, không thể có sự thuận mua vừa bán đối với người dân. Dùng biện pháp hành chính sẽ làm méo mó quy luật thị trường và khiếu kiện của người dân là điều hoàn toàn có thể dự báo trước.
Vấn đề rào cản kỹ thuật, sẽ không phải là vấn đề lớn, nếu những người tham gia vào quy trình mua bán không bị lợi ích chi phối và hiểu được nguyện vọng của người dân tái định cư. Tuy nhiên, trên thực tế tăng sự minh bạch, giảm sự tập trung quyền lực mới giúp đẩy lùi được tham nhũng. Những rào cản kỹ thuật có thể là mật độ xây dựng, diện tích căn hộ, tiện ích có sẵn, tiện ích xung quanh dự án…mỗi dự án đều có đặc điểm khác nhau. Khi khoanh vùng cụ thể để mua dự án phục vụ tái định cư, những tiêu chí này rất dễ dàng được đưa vào yêu cầu bắt buộc đối với các dự án tham gia chào giá, đấu giá để loại bỏ sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Nói về tiêu chí quy định nhà thương mại như thế nào thì được mua để làm nhà tái định cư, TS Nguyễn Minh Phong, nhìn nhận: “Việc đưa ra bộ tiêu chí quy định nhà thương mại như thế nào thì được mua để làm nhà TĐC còn phụ thuộc vào thực tế và nhu cầu nên cũng cần sự mềm dẻo.” Sự mềm dẻo ở đây cần phải dựa trên cơ sở nắm được nhu cầu và tâm lý của người dân. Do vậy, những tiêu chí được đưa ra cần phải lấy ý kiến, tìm sự đồng thuận của người dân trước khi tổ chức việc chào giá, đấu giá công khai, tránh sự móc nối làm lợi cho doanh nghiệp và một bộ phận cán bộ thái hóa biến chất.
Đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, chủ đầu tư và người dân TĐC trong việc mua nhà thương mại làm nhà TĐC là quan điểm đúng đắn. Tuy nhiên, cần suy xét toàn diện, từ chủ trương đến quy trình phải đảm bảo minh bạch, công bằng cho các bên liên quan thì mới mang lại hiệu quả thực tiễn.
-
Nhà ở cho người thu nhập thấp chưa hấp dẫn người mua
Trong khi nhu cầu nhà ở xã hội lớn, số lượng dồi dào, nhưng thị trường nhà ở dành cho người thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn chưa hấp dẫn người mua, nhiều dự án rơi vào tình trạng ế ẩm. Vì sao xảy ra thực trạng này?
-
Quản lý chất lượng nhà ở xã hội: “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”
CafeLand - Thị trường bất động sản đóng băng, một nguyên nhân rất quan trọng là do sản phẩm chưa đáp ứng đúng nhu cầu thực. Một trong những giải pháp được Bộ Xây dựng ưu tiên triển khai trong thời gian tới là tập trung xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH). <br/br>
-
Dự thảo nghị định về phát triển và quản lý nhà tái định cư: giậm chân tại chỗ
CafeLand - Thay đổi những quy định liên quan đến nhà tái định cư và những chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản nhằm đạt đúng mục đích của chủ trương hỗ trợ tái định cư, vực dậy thị trường là yêu cầu bức thiết. Tuy nhiên, liệu dự thảo lần này của Bộ Xây dựng có giúp những kỳ vọng trên thành hiện thực? <br/br>