16/01/2013 1:57 PM
Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý loại hình nhà ở tái định cư (TĐC). Trong đó, điểm mới là Nhà nước sẽ đứng ra mua lại các dự án nhà ở thương mại dang dở, chưa triển khai để chuyển đổi sang các dự án nhà ở TĐC bán lại cho người dân.
Dù dự thảo đang chờ Chính phủ cho ý kiến, nhưng mới đây UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu Sở Xây dựng nhanh chóng lên phương án chuyển 3.500 căn hộ chung cư thương mại và 2.000 căn thấp tầng diện tích từ 60 - 90 m2 cho quỹ nhà TĐC giai đoạn 2013 - 2015. Theo dự báo, năm 2015 TP.Hà Nội cần 25.000 căn TĐC trong khi hiện tại mới có khoảng 14.000 căn. Như vậy, còn thiếu khoảng 11.000 căn, riêng trong năm 2013 cần khoảng 6.600 căn.

Theo như dự thảo mới của Bộ Xây dựng, Nhà nước sẽ đứng ra mua lại các dự án nhà ở thương mại còn “tồn đọng” chuyển đổi sang các dự án nhà ở TĐC.

Bộ Xây dựng cũng đề xuất xác định mức giá mua lại nhà ở xã hội theo hai trường hợp cụ thể và phương án thành lập một hội đồng mua nhà có sự tham gia của cơ quan quản lí nhà nước nhằm công khai, minh bạch, chào giá và kiểm soát giá.

Về đề xuất xác định mức giá mua lại nhà ở xã hội sẽ căn cứ theo hai trường hợp: thứ nhất, đối với đất xây dựng nhà ở do nhà nước trực tiếp quản lý hoặc đất đã bồi thường thì giá mua nhà ở bao gồm chi phí đầu tư xây dựng, lãi vay (nếu có), các chi phí hợp pháp khác và lợi nhuận định mức tối đa 15%; thứ hai, trường hợp đất xây dựng nhà ở do chủ đầu tư tự bồi thường thì giá mua nhà ở cũng bao gồm các chi phí như trên, nhưng lợi nhuận định mức tối đa 10%.

TS Phạm Sỹ Liêm, Phó tổng Thư ký Tổng hội Xây dựng cho rằng: Việc mua nhà thương mại chuyển sang TĐC là cần thiết, vì sẽ xóa bỏ được bao cấp của nhà nước, khuyến khích doanh nghiệp chú trọng vào chất lượng, hạ tầng... Thuận lợi khác là nhà ở TĐC khi chuyển đổi từ nhà thương mại được phân bố ở nhiều nơi, nhiều vị trí, thay vì tập trung ở khu xa xôi như trước kia, đáp ứng được nhu cầu khác nhau của người dân. Ông đề xuất, giá mua cũng là mua sắm công nên phải đấu thầu.“Chính quyền định mua ở khu vực nào đó, có nhu cầu trong tương lai phải giải phóng mặt bằng, cần mua bao nhiêu căn hộ, giá ai chào với mức thấp nhất sẽ mua. Như vậy sẽ đảm bảo được sự cạnh tranh. Ngoài ra, nhà TĐC là nhà đến cho người dân, phải tính đến cỡ như thế nào cho người dân mua được, phải hạ giá xuống”, ông nói.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và bất động sản cũng đồng quan điểm và khẳng định, sau này sẽ có thông tư hướng dẫn đấu giá công khai, đảm bảo minh bạch, bình đẳng. “Nghị định xong sẽ có thông tư hướng dẫn, phải làm chặt chẽ từ cơ chế đấu thầu như thế nào, mức giá ra sao”, ông Hà nói.

Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng sẽ không có một mức giá chung cụ thể, mà còn tùy từng vị trí dự án... Các trường hợp người TĐC khi được bồi thường, do nhà ở cũ quá nhỏ, giá bồi thường thấp, không đủ tiền để mua nhà ở TĐC, dự thảo nghị định đã có quy định, trường hợp này thì được thuê nhà TĐC.

Ông Trịnh Đình Dũng- Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho biết, tới đây dự án nào do địa phương làm chủ đầu tư thì địa phương quyết định, dự án do Bộ nào làm chủ đầu tư thì Bộ đó quyết định chứ không phải đều do Bộ Xây dựng đứng ra mua. Đặc biệt, cơ chế sẽ mua bán theo giá thị trường, không có chuyện giá thấp nhà nước đi mua cao. Ngoài ra, quá trình mua bán được đấu giá, cơ quan quản lý nhà nước phải tham gia để minh bạch, chào giá, kiểm soát giá. Sẽ có một hội đồng mua nhà để làm sao mua được nhà giá hợp lý trên cơ sở quản lý được giá đất, giá xây dựng, lãi vay (nếu có) để định ra giá hợp lý rồi lựa chọn.

Về nguồn vốn để thực hiện, ông Nguyễn Văn Thanh, giám đốc công ty địa ốc An Cư, cho rằng: Nhà nước phải cân nhắc, có thể lấy từ trái phiếu chính phủ hoặc những khoản dùng cho các dự án từ vốn vay viện trợ phát triển ODA. Thay vì phát hành trái phiếu chính phủ để xây ký túc xá cho sinh viên, nhà ở cho công nhân thì dùng khoản này mua lại dự án có công năng tương tự hoặc thay vì xây nhà tái định cư do giải toả để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng từ vốn ODA thì dùng tiền này mua lại nhà ở để tái định cư...

TS Phạm Sĩ Liêm cũng hiến kế: Với nhà tái định cư hay nhà thu nhập thấp thì không thể nói ngân sách bỏ ra mua mà các chủ đầu tư của dự án cần đến loại nhà này phải bỏ chi phí ra, chỉ có điều nếu Nhà nước tạm ứng ngân sách cho doanh nghiệp vay mua rồi trả sau thì cũng là cái lợi vì có thể giúp giảm căng thẳng, tạo không khí hoà hoãn đối với các nhà kinh doanh.
  • Thị trường căn hộ sẽ phục hồi vào cuối năm 2013

    Thị trường căn hộ sẽ phục hồi vào cuối năm 2013

    CafeLand - Theo dự báo thị trường căn hộ của Jones Lang LaSalle, trong 2013 dự kiến giá bán sẽ tiếp tục giảm nhưng có khả năng phục hồi vào thời điểm cuối năm 2013 do những động thái giải cứu thị trường bất động sản của Chính phủ phát huy tác dụng.

  • CBRE: Cơ hội cho nhà đầu tư BĐS có tiền mặt

    CBRE: Cơ hội cho nhà đầu tư BĐS có tiền mặt

    Công ty CB Richard Ellis Vietnam (CBRE) cho rằng năm 2013 sẽ là năm dành cho những nhà đầu tư còn nhiều tiền mặt, có thể mua lại những dự án đang gặp khó khăn về tài chính và đang phải tìm đối tác để sang nhượng lại. <br/br>

  • Được hỗ trợ bởi chính sách, bất động sản sẽ ra sao?

    Được hỗ trợ bởi chính sách, bất động sản sẽ ra sao?

    CafeLand - Thị trường bất động sản những ngày gần đây đã chính thức xuất hiện thông tin giải cứu từ Chính phủ, thông tin này đang làm cho giới đầu tư hy vọng thị trường sẽ được vực dậy và khởi sắc trong năm 2013. Nhưng liệu bấy nhiêu tác động đã đủ để thị trường khởi sắc trong năm nay?

Theo Hà Hằng (DĐDN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.