Một góc KCN Nam Cấn
Theo đó, sau hơn 13 năm thành lập (2007-2020), Khu kinh tế Đông Nam đã và đang khẳng định rõ vị trí, vai trò động lực trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, rõ nét nhất là trong giai đoạn 2016-2020.
Tuy nhiên, mô hình phát triển của Khu kinh tế Đông Nam cũng đã bắt đầu bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, quy hoạch chưa theo sát được nhu cầu đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, một số khu chức năng không còn phù hợp…
Do vậy, Đề án hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển Khu kinh tế Đông Nam thành khu vực phát triển kinh tế năng động, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao trong khu vực Bắc Trung Bộ, trọng tâm phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn liền với xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Cửa Lò, Đông Hồi.
Cụ thể, đến năm 2025 sẽ thực hiện điều chỉnh ranh giới Khu kinh tế Đông Nam lên 80.000ha (bao gồm 70.000ha mặt đất và 10.000ha mặt nước biển), trong đó diện tích khu công nghiệp khoảng 15.000ha, đổi tên thành Khu kinh tế Nghệ An.
Bên cạnh đó, nghiên cứu quy hoạch và thành lập Khu kinh tế cửa Khẩu Thanh Thủy với diện tích tự nhiên khoảng 21.500ha; Quy hoạch phát triển 10 đến 12 Khu công nghiệp ngoài Khu kinh tế với diện tích tự nhiên khoảng 4.500ha.
Giai đoạn 2021 – 2025, thu hút đầu tư 100 đến 120 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 75.000 – 90.000 tỉ đồng, trong đó vốn đầu tư nước ngoài khoảng 2,26 tỉ USD. Vốn đầu tư thực hiện ước đạt trên 60% so với vốn đầu tư đăng ký. Thu ngân sách trong Khu kinh tế Đông Nam, các Khu công nghiệp đến năm 2025 chiếm khoảng 20- 25% tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh; giải quyết việc làm cho người lao động khoảng 80.000 - 100.000 người.
Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2021-2025 là khoảng 19.912,7 tỉ đồng.
Các thành viên UBND tỉnh thống nhất thông qua dự thảo Đề án phát triển Khu kinh tế Đông Nam thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An.
Được biết, KKT Đông Nam có tổng diện tích hơn 20.776ha (nằm trên địa bàn 26 xã, phường, thị trấn), gồm các khu chức năng chính như: Khu phi thuế quan 650ha; 5 khu công nghiệp 4.461ha (bao gồm Khu công nghiệp công nghệ cao 94ha); 6 khu đô thị với tổng diện tích đất dân cư 1.822ha; trung tâm đào tạo 212ha; khu du lịch nghỉ dưỡng 1.417ha; khu bến cảng Cửa Lò và khu bến cảng Đông Hồi.
Trước đó, tại phiên họp thường kỳ tháng 5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã cho ý kiến thông qua Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam Nghệ An đến năm 2040.
Phương án điều chỉnh đã đưa ra khỏi KCN Nam Cấm và KCN Thọ Lộc; điều chỉnh chức năng sử dụng đất và đưa ra khỏi quy hoạch khu phi thuế quan... Ngoài ra, bố trí quy hoạch thêm hai KCN, đô thị và dịch vụ Nam Cấm, Thọ Lộc. Nâng tổng số KCN, đô thị và dịch vụ trong KKT Đông Nam thành ba khu.
Hiện nay, tỉnh Nghệ An có 6 KCN đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích 1.975ha.
-
Nghệ An kêu gọi đầu tư khu du lịch văn hoá hơn 1.600 tỉ đồng tại Nam Đàn
Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố danh mục dự án sử dụng đất để đầu tư đối với Khu du lịch văn hoá thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn.





-
Sắp khởi công trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam qua Nghệ An
Dự kiến đầu tháng 5/2025, liên danh Petrolimex sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành khởi công xây dựng trạm dừng nghỉ duy nhất trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Nghệ An, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân và tài xế....
-
Bất động sản cho thuê Nghệ An: “tháo chạy” khỏi “đất vàng”?
Nghệ An đang chứng kiến sự dịch chuyển đáng chú ý đến từ phân khúc bất động sản cho thuê trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
-
Có gì trong Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên tại Việt Nam vừa được phê duyệt?
Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ có ranh giới thuộc địa phận các xã: Nghi Lâm, Nghi Văn, Nghi Kiều, Khánh Hợp, huyện Nghi Lộc và xã Đại Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An gồm 3 phân khu, với tổng diện tích 618ha....