Dù trên thị trường vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, nhưng từ ngày 15/4, gói "cứu nguy" này vẫn chính thức được triển khai.
Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng được Ngân hàng Nhà nước đề xuất cho vay với lãi suất 6% cho các đối tượng thu nhập thấp đang được các nhà quản lý kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cho người nghèo, cán bộ công chức, viên chức, công nhân khu công nghiệp, những người khó khăn… có điều kiện để mua hoặc thuê nhà ở. Tuy nhiên, hiện vẫn còn vướng ở nhiều văn bản hướng dẫn.
Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 26/4/2013, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, trong thời gian qua, tình hình kinh tế xã hội, tất cả các chỉ số vĩ mô đảm bảo theo chiều hướng cải thiện nhưng còn chậm. Một số yếu tố vĩ mô tuy tốt nhưng không thể chủ quan là đã vững chắc. Đơn cử như tỷ giá, vừa qua việc điều hành tốt nhưng vừa rồi chỉ có 1-2 yếu tố tác động thị trường thì yếu tố biến động đã nhiều hơn.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam nêu, nhiều giải pháp, chủ trương đã có, những giải pháp đã từng thực hiện thì đã thực hiện tốt, ví dụ ban hành văn bản giảm, giãn, miễn thuế đã nhanh hơn, nhưng với những giải pháp chưa từng triển khai thì vẫn còn chậm dù đã cố gắng. "Ví dụ, chúng ta thống nhất dành 30.000 tỷ đồng cho người thu nhập thấp mua nhà nhưng đến giờ phút này chưa người dân nào vay được bởi vì phải ra nhiều văn bản hướng dẫn, người nào được vay, nhà nào được coi là nhà dành cho người thu nhập thấp, bao nhiêu mét vuông…".
Vì vậy, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành tiếp tục tập trung, bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn này.
Chưa người dân nào được vay từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng
Trước đó, trả lời tại buổi đối thoại trong đó có đề cập về gói 30.000 tỷ đồng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS) thì cần phải có các giải pháp đồng bộ, trong đó có giải pháp về cấu trúc lại sản phẩm BĐS, về nguồn lực BĐS. Chính phủ đưa ra gói 30.000 tỷ đồng, trong đó yêu cầu ngân hàng dành cho những người nghèo, cán bộ, công chức được vay tiền để cải thiện về nhà ở, có thể là mua, thuê hay thuê mua.
“Gói này tuy nhỏ nhưng rất quan trọng để không thu tiền sử dụng đất đối với các dự án nhà ở xã hội. Không chỉ 30.000 tỷ đồng, Chính phủ đang tập trung thực hiện giai đoạn II dự án 167 về hỗ trợ nhà ở cho người nghèo với khoảng trên 500 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ về nhà. Chính phủ còn thực hiện gói hỗ trợ dành cho khoảng 70 nghìn người có công, hay 60 nghìn hộ nghèo khu vực bắc trung bộ, nơi thường xuyên xảy ra bão lũ… Các gói này chắc chắn sẽ tạo điều kiện tăng trưởng nền kinh tế từ việc quyết được nhà ở cho người nghèo.” – Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nói.
-
Luật Đất đai sửa đổi “mạnh tay” với dự án “treo”
Với việc quy định điều kiện cụ thể, các dự án “treo” sẽ bị thu hồi nhanh chóng.
-
Phiên họp tập thể UBND TP Hà Nội tháng 4/2013: Cho ý kiến về chính sách thể chế hóa Luật Thủ đô
Sáng 26/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, tập thể UBND thành phố họp phiên thường kỳ tháng 4 đóng góp ý kiến cho một số Nghị quyết liên quan đến việc triển khai Luật Thủ đô.
-
Chung cư xuống cấp nghiêm trọng không được phép bán
Đây là một trong những nội dung được Chính phủ quy định tại Nghị định 34/2013/NĐ-CP về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước vừa ban hành. <br/br>