Cắt giảm được khoảng 70% thời gian thực hiện so với quy định hiện hành
Do đó, trong Dự thảo, Chính phủ đề xuất cụ thể nhiều cơ chế chính sách để tạo hành lang pháp lý, cơ chế phát triển nhà ở xã hội. Đáng chú ý như, để có nguồn vốn dài hạn, bền vững cho phát triển nhà ở xã hội, cần thiết phải thành lập “Quỹ Nhà ở quốc gia” để thực hiện chức năng đầu tư xây dựng, tạo lập quỹ nhà ở xã hội, nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuê mua, thuê.
Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh trình bày Tờ trình. Ảnh: Quốc hội
Quỹ được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, tiếp nhận nguồn hỗ trợ tự nguyện, nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn thu từ việc đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở, nguồn từ bán nhà ở thuộc tài sản công và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Đề xuất thí điểm, UBND cấp tỉnh giao chủ đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an giao chủ đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời giao chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà cho lực lượng vũ trang nhân dân sau khi được UBND tỉnh thống nhất bằng văn bản danh mục dự án, vị trí khu đất để đầu tư xây dựng nhà ở cho lực lượng này.
Thời gian thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời giao chủ đầu tư không thông qua đấu thầu đề xuất tại dự thảo Nghị quyết dự kiến tối đa 75 ngày, cắt giảm được khoảng 200 ngày, tương ứng khoảng 70% thời gian thực hiện so với quy định hiện hành.
Ngoài ra, nhằm rút ngắn thời gian triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đề xuất bỏ bước lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết; Đề xuất bỏ thủ tục thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi;
Trường hợp công trình nhà ở xã hội thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đề xuất áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố thì được miễn giấy phép xây dựng.
Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng để thực hiện các gói thầu thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, công trình nhà ở xã hội bằng nguồn vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn, vốn của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu rút gọn theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Rà soát để quy định chính sách đặc thù phù hợp
Thẩm tra dự thảo nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, ủy ban cơ bản tán thành cơ chế đặc thù về việc giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời giao chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quốc hội
Về nội dung giao chủ đầu tư không qua đấu thầu, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cho rằng cần rà soát để quy định chính sách đặc thù phù hợp với nguồn vốn đầu tư và bổ sung các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư. Hơn nữa, thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cũng cần giao Chính phủ quy định về cơ chế kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng công trình sau khi hoàn thành.
U Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cũng tán thành việc thành lập Quỹ Nhà ở quốc gia với các lý do nêu tại Tờ trình của Chính phủ, tán thành việc xác định đây là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách để bảo đảm rõ ràng về địa vị pháp lý, mô hình tổ chức của Quỹ.
Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cũng lưu ý về những rủi ro tiềm ẩn. Ông Tùng nhấn mạnh các chính sách được đề nghị trong dự thảo Nghị quyết đều là những chính sách mới và lớn, có tác động sâu rộng, nhiều giải pháp đột phá rất thông thoáng, tuy cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nguy cơ sơ hở, lạm dụng dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Do đó, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị bổ sung quy định "giao Chính phủ có trách nhiệm xây dựng cơ chế phòng ngừa sơ hở, tiêu cực, tham nhũng, tránh việc trục lợi chính sách gây thất thoát, lãng phí nguồn lực, bảo đảm chất lượng xây dựng nhà ở xã hội" vào dự thảo Nghị quyết. Trong quá trình ban hành văn bản quy định chi tiết, Chính phủ cần quan tâm thể hiện rõ các cơ chế kiểm tra, giám sát, hậu kiểm, xử lý vi phạm.
-
Hà Nội có thể vượt chỉ tiêu nhà ở xã hội năm 2025, hơn 4.700 căn sẵn sàng về đích
Năm 2025, Hà Nội có thể vượt chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội khi hơn 4.700 căn hộ từ 6 dự án đang trên đà về đích. Thông tin này được Bộ Xây dựng đưa ra sau đợt kiểm tra, đôn đốc triển khai nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội mới đây.
-
Doanh nghiệp có Nghị quyết 68 như “nắng hạn gặp cơn mưa rào”
Sáng 18/5, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện hai Nghị quyết 66 và 68 của Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian lắng nghe, giải đáp một số vấn đề doanh nghiệp nêu.
-
Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đối với đất hoang hóa, dự án chậm triển khai
Phó thủ tướng cho rằng cần nghiên cứu đánh thuế đối với đất hoang hóa, dự án chậm triển khai, nhưng phải làm thấu đáo, không gây ảnh hưởng đến người dân sử dụng nhà đất hợp pháp, tránh tình trạng đánh thuế trùng.








-
Hà Nội có thể vượt chỉ tiêu nhà ở xã hội năm 2025, hơn 4.700 căn sẵn sàng về đích
Năm 2025, Hà Nội có thể vượt chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội khi hơn 4.700 căn hộ từ 6 dự án đang trên đà về đích. Thông tin này được Bộ Xây dựng đưa ra sau đợt kiểm tra, đôn đốc triển khai nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội mới đây....
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư cho dự án nhà ở xã hội nghìn tỷ cao 22 tầng
Hà Nội đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào hàng loạt dự án nhà ở xã hội (NOXH) với quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng, trải dài từ Long Biên, Thanh Trì đến Đông Anh. Trong đó, đáng chú ý là dự án NOXH cao 22 tầng nằm giữa khu vực phát triển nhanh của quận L...
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư gần 3.500 tỷ đồng vào dự án nhà ở xã hội quy mô lớn phía Nam thành phố
Thị trường bất động sản Thủ đô vừa ghi nhận động thái mới khi Sở Tài chính Hà Nội công bố kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội – Tây Nam Kim Giang, theo hình thức đấu thầu rộng rãi....