Theo Sở Xây dựng Hà Nội, năm 2012, toàn TP có 3028 công trình xây dựng vi phạm trong tổng số 16.233 công trình, trong đó, có 1.688 công trình không phép. Điều này đã thể hiện sự buông lỏng trong quản lý xây dựng tại các cấp chính quyền, ý thức của người dân chưa cao.
Nhiều công trình trên địa bàn quận Hai Bà Trưng xây dựng quy mô lớn, xây cao trên 10 tầng tại một số tuyến phố như: 34 Đại Cồ Việt; số 19, 22 Triệu Việt Vương , số 135- 137, Mai Hắc Đế. Tại Quận Đống Đa, nhà 46 E, ngõ 256 Đê La Thành, phường Thổ Quan…
Tháng 8/2012, UBND quận Hai Bà Trưng ra 6 quyết định cưỡng chế đối với 6 công trình xây dựng sai phép ở phường Bùi Thị Xuân. Ngay sau đó, đã có 5 trên tổng số 6 chủ đầu tư các công trình xin tự tháo dỡ, song không thực hiện nghiêm túc cam kết này. Đến tháng 9/2012, UBND quận phải đưa lực lượng vào cưỡng chế. Đến nay, hầu hết các công trình vẫn đang trong quá trình tự phá dỡ nhưng vẫn còn chậm, một số công trình vẫn chưa tự tháo dỡ.
Công trình số 34 Đại Cồ Việt (P. Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng) cũng trong tình trạng “chây ì” không tự “cắt ngọn” phần xây dựng sai phép 1 tầng. Công trình này được UBND quận Hai Bà Trưng cấp giấy phép số 429.11.2007/GPXD trên tống diện tích 320m2, chủ đầu tư là ông Lê Quang Lợi và bà Nguyễn Thị Đông. Hiện công trình đang được chủ đầu tư cho Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt thuê lại.
Tháng 7/2012, Bệnh viên Ung bướu có công văn xin lùi thời giạn tự phá dỡ phần diện tích cơi nới (tầng tum) đến hết tháng 12/2012 và được UBND quận Hai Bà Trưng chấp thuận. Theo quan sát của PV ngày 24/12, chỉ còn 7 ngày nữa là hết tháng 12 nhưng công trình vẫn chưa hề có bất kỳ động thái tự tháo dỡ nào.
Ông Vũ Ngọc Hòa - Phó chủ tịch UBND phường Lê Đại Hành cho biết: Do nhu cầu nên bệnh viện đã tự cơi nới tầng tum, để che chắntrang thiết bị, như vậy là xây dựng sai phép. UB phường đã phối hợp với BV Ung Bướu lên kế hoạch phá dỡ nhưng hiện bệnh viện có rất nhiều bệnh nhân ung thư đang lưu trú tại đây, nếu cắt điện, cắt nước ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị.
Công trình 34 Đại Cồ Việt (Hai Bà Trưng) sau 3 tháng xin gia hạn tự phá dỡ nhưng đến nay vẫn không tự “cắt ngọn”.
Ông Lâm Anh Tuấn – Phó chủ tịch UBND Q. Hai Bà Trưng cho biết: “Hiện còn một số công trình ở Bùi Thị Xuân là chưa tự phá dỡ, khiến lực lượng thanh tra phải đau đầu do chủ nhà luôn "không có mặt tại Hà Nội". Còn công trình số 34 Đại Cồ Việt UBND Quận giao cho UB phường Lê Đại Hành phối hợp với chủ đầu tư công trình phải tự cắt ngọn theo đúng cam kết”.
Công trình số 46E, ngõ 256 Đê La Thành (P. Thổ Quan, Q. Đống Đa) xây dựng sai phép hơn 150m2 trổ nhiều cửa sổ. Được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, nhưng chủ công trình lại “hóa phép” thành chung cư mini, trổ nhiều cửa sổ ra các hộ liền kề.
Tháng 2/2012, công trình bị UBND phường Thổ Quan phát hiện và bị lập biên bản, lập quyết định đình chỉ thi công, nhưng vẫn ngang nhiên hoàn công. Tháng 9/2012, UBND Q. Đống Đa ra quyết định cưỡng chế, đến nay sau 3 tháng, chủ đầu tư mới tự phá dỡ được hơn 10m2 sàn tầng 1 và tiếp tục hoàn công.
Ông Phạm Hùng Cường, phó chủ tịch UBND phường Thổ Quan cho biết: Chúng tôi sẽ xử lý dứt điểm sai phạm tại công trình này trong tháng 12/2012. Những công trình xây dựng sai phép này nằm tại các tuyến phố trung tâm, nhưng khi phát hiện ra sai phạm, việc xử lý của các cấp chính quyền tỏ ra khá chậm chạp.
Ông Nguyễn Thế Hùng - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: Nguyên nhân một phần do sự thiếu quyết liệt của các cấp chính quyền sở tại, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Một phần do ý thức của chủ đầu tư xây dựng kém, cố tình vi phạm, xây dựng với hình thức tinh vi. Càng về cuối năm nhiều quận, huyện có dấu hiệu “chững” lại trong khâu xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Sở đã yêu cầu các quận, huyện rà soát lại, xử lý nghiêm các công trình vi phạm không để phát sinh, tồn đọng sang năm 2013.
-
Lấn chiếm đất công được hưởng lợi kép?
Đất nông nghiệp lấn chiếm sử dụng ổn định từ trước 15-10-1993 được xem xét cấp giấy mà không phải nộp tiền sử dụng đất.
-
Nguyên Thứ trưởng Xây dựng: Doanh nghiệp BĐS từng lãi lắm rồi!
Trước những giải pháp cứu trợ doanh nghiệp (DN), ông Trần Văn Huynh Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng VN cho rằng, đồng ý với việc cần có sự can thiệp của Nhà nước khi thị trường có vấn đề, tuy nhiên, điều mà ông quan tâm là hiệu quả của các giải pháp cứu thị trường. <br/br>
-
Tiền sử dụng đất vượt hạn mức: Đề xuất giảm hệ số K
Hệ số K bằng hai lần nếu phần vượt hạn mức không quá một lần hạn mức đất ở.