Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Đồng Tháp chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác các nội dung, số liệu, thông tin, trình tự, thủ tục của hồ sơ báo cáo rà soát phân loại đô thị thành phố Cao Lãnh mở rộng nội thành theo tiêu chí đô thị loại II trực thuộc tỉnh Đồng Tháp nêu trên bảo đảm đúng quy định của pháp luật và các quy định có liên quan.
Cao Lãnh là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp, có vị trí địa lý trung tâm của tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 155km về phía Tây - Tây Nam. Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 155/QĐ-TTg công nhận thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Về chức năng – vai trò, thành phố Cao Lãnh là trung tâm tổng hợp cấp vùng có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố có 8 phường và 7 xã với tổng diện tích tự nhiên 108,09km2. Tính đến cuối năm 2023, quy mô dân số toàn đô thị khoảng 184.000 người, tỷ lệ dân số khu vực nội thị đạt 53,29%. Mật độ dân số toàn đô thị đạt 2.257 người/km2.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước quy định tại Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, thành phố Cao Lãnh đã thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính xã Mỹ Ngãi vào phường 11 trong giai đoạn 2023 – 2025 theo quy định.
Cụ thể, xã Mỹ Ngãi có diện tích tự nhiên 6,19km2, quy mô dân số 5.312 người. Phường 11 có diện tích tự nhiên 8,24km2, quy mô dân số 13.340 người. Phường Mỹ Ngãi (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập xã Mỹ Ngãi vào phường 11.
Định hướng phát triển thành phố Cao Lãnh đến năm 2030
Thành phố Cao Lãnh định hướng trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật của Đồng Tháp, đồng thời đóng vai trò đô thị hạt nhân trong chuỗi đô thị sông Tiền và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố tập trung phát triển các khu công nghiệp phía Bắc, tiêu biểu là KCN Bắc Cao Lãnh, với định hướng đa ngành như chế biến nông sản, công nghiệp phụ trợ và cung ứng dịch vụ nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Cao Lãnh đẩy mạnh xây dựng nông nghiệp công nghệ cao, phát triển các trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái và mở rộng các khu đô thị mới tại các phường như Mỹ Phú, Hòa Thuận và Mỹ Tân. Hệ thống giao thông đô thị sẽ được nâng cấp, kết hợp với việc nạo vét, cải tạo các tuyến sông như sông Cao Lãnh, tạo diện mạo đô thị hiện đại nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.
Đến năm 2030, Cao Lãnh đặt mục tiêu trở thành đô thị xanh, cân bằng và bền vững, đồng thời mở rộng không gian đô thị về phía Đông, kết nối với ĐT. An Bình và TT. Mỹ Thọ. Với điều kiện thuận lợi, thành phố có thể sáp nhập các khu vực ngoại vi, hướng tới mục tiêu trở thành đô thị loại I, đóng vai trò động lực phát triển vùng ven sông Tiền.
-
2.000 lao động tại Đồng Tháp đón nhận tin vui
Ngày 7/1, tại Khu công nghiệp Sao Mai Vàm Cống, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia (IDI) đã chính thức khởi công Nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ. Khi hoàn thành nhà máy này sẽ cung cấp việc làm cho hơn 2.0...
-
Kiến nghị sớm đầu tư cao tốc 188km nối Đồng bằng sông Cửu Long với TP.HCM
Tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh có tổng chiều dài 188km, quy mô 4 làn xe được UBND tỉnh Đồng Tháp kiến nghị sớm đầu tư để kết nối giao thông khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
-
Quy định mới về điều kiện, diện tích tách thửa đất tại Đồng Tháp từ 11/11/2024
Ngày 29/10/2024, UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành Quyết định 29/2024/QĐ-UBND quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp....