Quy hoạch là căn cứ pháp lý quan trọng, là kim chỉ nam trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đây cũng là cơ sở dài hạn cho công tác chỉ đạo, điều hành và tạo động lực mạnh mẽ phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, lợi thế để Đồng Tháp phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Theo Quy hoạch, tỉnh Đồng Tháp định hình không gian phát triển thông qua cấu trúc: 4 vùng kinh tế - xã hội, 3 hành lang kinh tế, 4 đô thị trung tâm. Đây được xem là cấu trúc phát triển cân bằng, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực trung tâm và biên giới, giữa đô thị và nông thôn, lấy kinh tế nông nghiệp làm động lực để tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ.
Mục tiêu đến năm 2030, Đồng Tháp phấn đấu trở thành tỉnh có trình độ phát triển khá, nằm trong nhóm đầu về chuyển đổi số, một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Quy hoạch, tỉnh Đồng Tháp định hình không gian phát triển thông qua cấu trúc: 4 vùng kinh tế - xã hội, 3 hành lang kinh tế, 4 đô thị trung tâm.
Dự kiến đến năm 2030, thu nhập bình quân đầu người của Đồng Tháp sẽ đạt khoảng 160 triệu đồng.
Tầm nhìn đến năm 2050, Đồng Tháp sẽ là tỉnh dẫn đầu cả nước trong một số lĩnh vực nông nghiệp, trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công.
Trọng tâm đột phá là xây dựng cơ chế, chính sách để huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
Để đạt các mục tiêu này, tỉnh Đồng Tháp cần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm gồm xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy nội địa; hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản chất lượng cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm; phát triển các chuỗi đô thị gắn với các vùng, hành lang kinh tế…
Đồng Tháp có diện tích gần 3.400km², dân số gần 1,7 triệu người. Năm 2023, quy mô kinh tế của tỉnh đạt 110.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng.
Đồng Tháp là tỉnh trọng điểm sản xuất nông nghiệp, đứng thứ 3 cả nước về tổng sản lượng lúa, đạt 3,3 triệu tấn/năm; đứng thứ 4 cả nước về xuất khẩu thủy sản, đạt gần 900 triệu USD.
-
Tuyến Quốc lộ đặc biệt nối Long An với Đồng Tháp sẽ được mở rộng lên 6 làn xe
Tuyến Quốc lộ N2 có hướng tuyến đi trùng với đường Hồ Chí Minh đoạn Đức Hòa (Long An) – Mỹ An (Đồng Tháp) sẽ được mở rộng lên 6 làn xe. Dự án được thực hiện trước năm 2030.








-
Kế hoạch mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận
Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 51km dự kiến được mở rộng lên 6 làn, nhưng vẫn duy trì xe chạy suốt thời gian thi công. Theo đó, phần mở rộng nằm bên trái tuyến, rào chắn thi công tách biệt, sau đó luân phiên chuyển dòng xe sang làn mới để t...
-
Giao thông Đồng Tháp sẽ thay đổi thế nào khi tuyến cao tốc Cao Lãnh - An Hữu hoàn thành?
Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1 có chiều dài hơn 27km, được chia thành 2 dự án thành phần. Để khai thác hiệu quả tuyến cao tốc này sau khi hoàn thành, tỉnh Đồng Tháp kiến nghị sớm khởi công tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh, đặc biệt đoạn nối từ n...
-
Tiến độ cầu Rạch Miễu 2 nối Đồng Tháp với Vĩnh Long
Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp hiện đạt hơn 96% khối lượng công việc, dự kiến hoàn thành vào ngày 2/9 tới đây.