Theo đó, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố phải nộp phí theo quy định, phải đảm bảo không gây mất trật tự, an toàn giao thông; không chắn ngang nơi đường giao nhau, trước cổng và trong phạm vi 5m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; thu dọn các phương tiện, thiết bị, vệ sinh và hoàn trả nguyên trạng lòng đường, hè phố khi kết thúc sử dụng.
Chiều rộng hè phố dành cho người đi bộ tối thiểu từ 1,5m. Sử dụng tạm thời một phần lòng đường ngoài mục đích giao thông phải bảo đảm phần lòng đường còn lại đủ bố trí tối thiểu 2 làn xe ô tô cho một chiều lưu thông.
Từ 1/9/2023 TP.HCM thu phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường, vỉa hè. Hình minh họa
UBND TP.HCM quy định 5 trường hợp sử dụng tạm thời một phần hè phố không phải cấp phép gồm:
- Tổ chức đám cưới, đám tang và điểm trông giữ xe phục vụ đám cưới, đám tang;
- Điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa;
- Điểm để xe hai bánh không thu tiền;
- Điểm bố trí các công trình, tiện ích phục vụ giao thông công cộng, lắp đặt các công trình tạm, các công trình phục vụ tổ chức giao thông trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông;
- Bố trí đường dành cho xe đạp.
4 trường hợp sử dụng tạm thời một phần hè phố phải cấp phép, gồm:
- Tổ chức hoạt động văn hóa, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước;
- Điểm trông giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa;
- Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình;
- Điểm trông giữ xe có thu phí.
Có 3 trường hợp được sử dụng tạm một phần lòng đường gồm:
- Tổ chức các hoạt động văn hóa và điểm trông giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa;
- Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị;
- Bố trí trông giữ xe có thu phí.
Trước đó, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã dự thảo Đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn, trình lên UBND TP.
Theo dự thảo đề án, mức thu sử dụng vỉa hè để kinh doanh là 20.000-100.000 đồng/m2/tháng và mức thu sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè để trông giữ xe là 50.000 - 350.000 đồng/m2/tháng, tùy theo vị trí các tuyến đường.
Dự kiến khoản phí thu được là 1.552 tỷ đồng/năm, sẽ được nộp toàn bộ vào ngân sách TP để duy tu, bảo trì lòng đường, hè phố.
-
Từ ngày 22/12/2022: Bãi bỏ hàng loạt quy định về thu phí, lệ phí
Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 74/2022/TT-BTC quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính. Theo đó, Bộ Tài chính sẽ bãi bỏ 126 thông tư về phí, lệ phí trong nhiều lĩnh vực từ ngày 22/12/2022.
-
TP.HCM dự kiến đầu tư gần 8.500 tỉ đồng để xây đường trên cao nối Quận 7 với Nhà Bè
TP.HCM dự kiến triển khai xây dựng đường trên cao 4 làn xe trên tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, nối từ Nguyễn Văn Linh (Quận 7) đến cao tốc Bến Lức - Long Thành (huyện Nhà Bè).
-
TP.HCM sẽ phát triển 11 đô thị nén dọc metro, Vành đai 3: Thị trường bất động sản sẽ thay đổi ra sao?
TP.HCM vừa công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí phát triển theo mô hình TOD - quy hoạch đô thị quanh metro và vành đai với mục tiêu tối ưu hóa sử dụng đất và phát triển giao thông công cộng. Đây là bước đi đón đầu xu thế của các đô thị hiện đại trên...
-
Bất ngờ với đề xuất xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai thay cho dự án cầu Cát Lái
Ngày 15/11/2024, Công ty Cổ phần Fecon cùng đối tác Shanghai Tunnel Engineering Co.STEC đã đề xuất xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai thay cho dự án cầu Cát Lái, nhằm kết nối TP.HCM và Đồng Nai. Theo đại diện Fecon, việc xây hầm sẽ giảm thiểu khó khăn t...