29/06/2018 6:45 PM
UBND TP.Đà Nẵng vừa có tờ trình trình HĐND TP.Đà Nẵng xem xét phê duyệt quy định mức thu phí tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn Đà Nẵng. Trong đó, dự kiến từng m2 vỉa hè của ngõ hẻm cũng bị thu phí.

Ngày 29.6, thông tin từ Văn phòng HĐND TP.Đà Nẵng cho hay, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Trần Văn Miên đã ký tờ trình về việc quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn Đà Nẵng.

Theo đó, UBND TP.Đà Nẵng đề nghị thu phí đối với tất cả các tổ chức, cá nhân sử dụng lòng đường hè phố vào mục đích kinh doanh sản xuất, tập kết vật liệu thi công công trình và trông giữ xe đạp, xe máy hay xe ô tô, ngoại trừ sử dụng để tổ chức đám tang, đám cưới.

Các cá nhân, tổ chức sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để đặt bảng, biển, pano, băng rôn quảng cáo cũng nằm trong diện thu phí.

Ngoài ra, việc đậu đỗ xe trên 2 tuyến đường Trần Phú và Bạch Đằng (quận Hải Châu, Đà Nẵng) cũng sẽ tổ chức thu phí.

Cá nhân, tổ chức muốn sử dụng vỉa hè Đà Nẵng sẽ phải đóng phí. Ảnh: Đình Thiên

Đặc biệt, trong tờ trình do ông Trần Văn Miên ký duyệt về mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường hè phố để đặt bảng, biển, pano, băng rôn quảng cáo có đề cập sẽ thu phí cả trong ngõ và hẻm. Tuy nhiên, mức thu ở ngõ, hẻm sẽ được giảm 20% so với đường phố chính.

Bên cạnh đó, UBND TP.Đà Nẵng cũng đề nghị thu loại phí này ở cả nơi giao nhau, dải phân cách, nhà ga, sân bay, bến cảng, ven bờ sông Hàn, ven sông Cẩm Lệ, Nam hầm Hải Vân và các vị trí dọc Quốc lộ 1A.

Đối với loại phí sử dụng lòng đường hè phố để kinh doanh, sản xuất..., UBND TP.Đà Nẵng kiến nghị để lại 80% phí cho đơn vị tổ chức thu phí để chi phí cho công tác quản lý, thu phí, còn 20% nộp vào ngân sách Nhà nước theo phân cấp. Đối với phí từ đặt bảng, biển, pano, băng rốn quảng cáo mà đơn vị tổ chức thu được để lại 30% và nộp ngân sách 70%. Đối với loại phí đậu đỗ ô tô ở đường Bạch Đằng và Trần Phú đơn vị tổ chức thu được giữ lại 65%, phần còn lại nộp về ngân sách thành phố.

Năm 2017, Đà Nẵng ra quyết định cấm buôn bán kinh doanh ở vỉa hè nhiều tuyến đường. Ảnh: Đình Thiên

Trước đó vào năm 2017, UBND TP.Đà Nẵng đã quyết định 17 tuyến đường cấm sử dụng vỉa hè để cá nhân hoạt động thương mại và 15 tuyến đường cấm sử dụng vỉa hè kinh doanh buôn bán. Trong đó có các tuyến đường lớn như Bạch Đằng, Nguyễn Văn Linh, Trần Phú, Hùng Vương...

Việc thu phí lòng đường hè phố đã gây ra tranh cãi ở các địa phương đưa ra loại phí này. Đơn cử như TP.HCM đã phải nhiều lần dời thời gian thông qua việc thu loại phí này để chỉnh sửa, lắng nghe ý kiến nhân dân và đến nay vẫn chưa được người dân đồng thuận.

Đình Thiên (Dân Việt)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.