Tuy nhiên, theo tôi tìm hiểu, các cơ quan cử cán bộ đi nước ngoài khác đều không tính phần này vào thu nhập chịu thuế. Tôi xin hỏi, sinh hoạt phí, tiền làm thêm giờ phát sinh ở nước ngoài của cán bộ, nhân viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có phải tính vào thu nhập phải chịu thuế TNCN hay không?
Đỗ Hữu Hưng
Trả lời:
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế TNCN, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN:
* Tại Điều 1 quy định về người nộp thuế:
"Điều 1. Người nộp thuế
"... Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
… 1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
... 2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại Khoản 1 Điều này".
- Tại Khoản 2 Điều 2 quy định các khoản thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công:
"2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
… đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức.
… đ.7) Các khoản lợi ích khác.
Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chỉ cho người lao động như: Chi trong các ngày nghỉ lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng…".
* Tại Điều 3 quy định các khoản thu nhập được miễn thuế:
"1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế TNCN. Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
...i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động…".
- Tại Điều 18 quy định căn cứ tính thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân không cư trú:
"1. Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (x) với thuế suất 20%.
2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
Việc xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau...".
Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp ông Hưng là cá nhân cư trú tại Việt Nam theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập. Thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 2, thu nhập được miễn thuế TNCN thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
Trường hợp ông Hưng là cá nhân không cư trú tại Việt Nam theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì thu nhập chịu thuế TNCN là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập. Căn cứ tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân không cư trú thực hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
Đề nghị ông căn cứ các văn bản pháp luật được trích dẫn nêu trên đối chiếu với tình hình thực tế để thực hiện đúng quy định.
-
Chi tiết 16 khoản thu nhập được miễn thuế TNCN theo quy định hiện hành
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC), có 16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024.
-
Ngành thuế không truy cập tài khoản cá nhân để thu thuế 10% đối với giao dịch thương mại điện tử
Những ngày gần đây, thông tin về việc cơ quan thuế truy cập tài khoản cá nhân để kiểm tra các giao dịch chuyển khoản, nhằm thu thuế 10% đối với các hoạt động thương mại điện tử xuất hiện tràn lan trên các trang mạng xã hội như: zalo, facebook, tiktok...
-
Quy định về thuế TNCN phải nộp đối với tiền thưởng Tết
Thưởng Tết là một khoản tiền hoặc tài sản mà người lao động thường nhận vào dịp Tết Nguyên đán. Nhiều người thắc mắc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi nhận khoản thưởng Tết không?...
-
Chi tiết 16 khoản thu nhập được miễn thuế TNCN theo quy định hiện hành
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC), có 16 khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024.