Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung:
Vợ chồng tôi đang sống tại căn nhà số 68, đường số 4, khu phố 3, phường Thảo Điền, quận 2. Nguồn gốc căn nhà là tôi hóa giá nhà thuê thuộc sở hữu Nhà nước năm 1998.

Đầu năm 2002, tôi đã xây dựng lại căn nhà cấp 4 này mà chưa xin phép xây dựng. Sau đó, tôi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính và đã nộp phạt.

Năm 2006 tôi được UBND quận 2 ra quyết định cho phép tồn tại công trình xây dựng không phép, sai phép.

Năm 2009 tôi làm hồ sơ xin được cấp đổi sổ hồng theo bản vẽ hiện trạng mà UBND quận 2 đã chấp thuận cho tồn tại, nhưng hồ sơ của tôi bị trả về với lý do bản vẽ hiện tại theo tọa độ mới chênh lệch lớn hơn so với bản vẽ cũ 0,54m, phải chờ ý kiến của thành phố về việc hóa giá thêm phần diện tích dư ra này.

Năm 2014 tôi lại nộp hồ sơ xin cấp đổi sổ hồng lần nữa nhưng vẫn bị trả về với lý do nhà không phù hợp quy hoạch - nằm trọn trong hành lang sông Sài Gòn theo quyết định 150/2004/QD- UB.

Liệu căn nhà của tôi có thể được cấp giấy chủ quyền về nhà ở, đất ở theo quy định không, tôi phải làm thế nào để có được giấy tờ này?

Rất mong sớm nhận được phản hồi. Xin chân thành cảm ơn sự tư vấn của luật sư.

tranhuyentrang61@...

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Thời điểm vợ chồng bạn xây dựng căn nhà trên vào năm 2002, công trình được tồn tại theo Quyết định 39/2005/QĐ –TTg ngày 28/2/2005. Điều 3. Công trình xây dựng đang tồn tại nhưng không phù hợp với quy hoạch xây dựng.1. Đối với trường hợp toàn bộ công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng thì được xử lý như sau:

a) Trường hợp thực hiện ngay quy hoạch xây dựng, chủ công trình xây dựng phải di chuyển về khu quy hoạch và được đền bù theo quy định của pháp luật.

b) Trường hợp chưa thực hiện quy hoạch xây dựng thì được phép tồn tại theo hiện trạng. Nếu chủ công trình có nhu cầu thì được sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong nhưng không được làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình. Trường hợp sửa chữa, nâng cấp, cải tạo mà theo quy định phải xin cấp phép xây dựng thì chủ công trình phải xin cấp phép xây dựng tạm có thời hạn. Khi thực hiện quy hoạch xây dựng, chủ công trình phải tự thực hiện phá dỡ theo quy định của Luật Xây dựng.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn chỉ được phép tồn tại theo hiện trạng. Khi thực hiện quy hoạch xây dựng, chủ công trình phải tự thực hiện phá dỡ theo quy định của Luật Xây dựng điều 120 Xử lý vi phạm. 2. Công trình xây dựng sai quy hoạch, công trình xây dựng không có giấy phép hoặc sai với giấy phép xây dựng được cấp đối với công trình xây dựng theo quy định phải cấp giấy phép xây dựng thì phải bị phá dỡ toàn bộ hoặc phần vi phạm theo quy định.

  • Nộp phạt vi phạm xây dựng "Trên thông, dưới tắc"

    Nộp phạt vi phạm xây dựng "Trên thông, dưới tắc"

    Dù Nghị định 121 cho phép những trường hợp xây dựng sai phép, không phép nộp tiền phạt để tồn tại, nhưng hơn chín tháng qua, từ khi Nghị định này có hiệu lực, tại TP Hồ Chí Minh vẫn có rất ít trường hợp được giải quyết. Nguyên nhân, do các địa phương phải chờ hướng dẫn của Bộ Xây dựng về cách tính tiền nộp phạt.

  • Thiệt đơn, thiệt kép vì hiểu sai pháp luật

    Thiệt đơn, thiệt kép vì hiểu sai pháp luật

    Từ năm 2003, ông Lâm Văn Phu (ở thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) ký hợp đồng thầu quyền sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp với HTX nông nghiệp Phú Triều. Thời hạn hợp đồng là 11 năm, từ ngày 15/1/2003 đến 31/12/2013 với diện tích 4 mẫu 1 sào.

  • Ngắc ngứ nộp tiền “chuộc” vi phạm xây dựng

    Ngắc ngứ nộp tiền “chuộc” vi phạm xây dựng

    Do phải chờ hướng dẫn của Bộ Xây dựng, hàng ngàn căn nhà xây sai phép ở TP.HCM sẽ tiếp tục chưa được cấp giấy chứng nhận.

  • Dự án sai phạm, "rùa bò": Hà Nội giơ thật cao, đánh thật khẽ

    Dự án sai phạm, "rùa bò": Hà Nội giơ thật cao, đánh thật khẽ

    Nhiều vụ việc sai phạm xảy ra tại các dự án trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa có kết luận cuối cùng khiến dư luận đặt câu hỏi, phải chăng có sự buông lỏng quản lý trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.

  • Hàng trăm hộ dân suốt 17 năm sống “vất vưởng” trong vùng quy hoạch treo

    Hàng trăm hộ dân suốt 17 năm sống “vất vưởng” trong vùng quy hoạch treo

    Suốt 17 năm qua, hàng trăm hộ dân ở 2 phường An Cựu và An Tây, TP Huế (Thừa Thiên - Huế) nằm trong vùng dự án quy hoạch làng Đại học Huế phải sống khổ sở trong những căn nhà tạm, rách nát bởi cảnh “đi không được, ở không xong”. Đã có không ít hộ dân buộc phải rời bỏ địa phương đi tìm nơi ở mới để lập nghiệp trước cảnh dự án treo... “vô thời hạn” này.

CafeLand kết hợp Công ty Luật TNHH Đức An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.