Về lý thuyết, việc mua đi bán lại đơn giản là bạn mua một căn nhà, sửa chữa và cải tạo, sau đó bán kiếm lời. Để đi vào thực tiễn, nhà đầu tư nên biết một số bí quyết nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như tăng tỷ lệ thành công.
Mua đi bán lại – một quá trình dài
Theo báo cáo từ ATTOM, một đơn vị chuyên về giải pháp dữ liệu, nhà đầu tư trung bình mất khoảng 170 ngày để hoàn thành một giao dịch bất động sản theo hình thức mua đi bán lại.
Tất nhiên, thời gian hoàn thành giao dịch còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, có một điều bạn cần nhớ, giao dịch bất động sản là một quá trình dài hơi, bạn có thể mất vài tháng, thậm chí vài năm trước khi bán được tài sản với mức giá phù hợp. Bí quyết ở đây chính là sự thực tế. Nếu muốn tìm kiếm những khoản đầu tư có thể sinh lời nhanh chóng, bất động sản có lẽ không phù hợp với bạn.
Đảm bảo nguồn tài chính cá nhân
Theo Fit Small Business, "Chi phí sửa chữa biến động tùy thuộc vào vị trí của ngôi nhà, loại hình bất động sản,… nhưng tổng chi phí để sửa chữa một ngôi nhà không nên vượt quá 10% giá mua”.
Tuy nhiên, trong quá trình sửa chữa, có thể sẽ phát sinh nhiều khoản phí khác nhau. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro, bạn nên lập ra một quỹ dự phòng, tránh trường hợp phát sinh các khoản phí khác. Trong trường hợp chưa đảm bảo nguồn tài chính cá nhân, bạn nên cân nhắc trước khi xuống tiền bởi đặc thù của lĩnh vực bất động sản thường là các giao dịch giá trị lớn. Nếu cố gắng quá sức, có thể bạn sẽ đối mặt với nhiều hệ quả không tích cực.
Mức độ chấp nhận rủi ro
Tất nhiên, bất kỳ khoản đầu tư nào cũng sẽ đi kèm với các rủi ro tiềm tàng, và bất động sản cũng không ngoại lệ. Dù vậy, các rủi ro trên thị trường bất động sản thường nghiêm trọng hơn, xét trên yếu tố giá trị tài sản. Riêng với hình thức mua đi bán lại, rủi ro có thể đến từ các tài sản cũ. Có thể những ngôi nhà này bị hỏng nhiều chỗ, các bên thẩm định chưa kiểm tra hết, dẫn đến phát sinh những khoản phí lớn. Vì vậy, để tham gia thị trường bất động sản theo hình thức này, bạn cần chấp nhận rủi ro.
Mối quan hệ hợp tác
Bạn muốn đầu tư khi trong tay không có quá nhiều vốn, tìm một người uy tín và hợp tác với họ cũng là quyết định đáng cân nhắc. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng chi phí, dù lợi nhuận có thể giảm xuống, nhưng mức độ rủi ro cũng thấp hơn. Dù vậy, như đã đề cập, bạn cần hợp tác với những người có đủ sự tin tưởng, ký kết giấy tờ đầy đủ để tránh những rắc rối về sau.
Quy tắc 70%
Đôi khi, nhà đầu tư có thể mua nhà cao hơn với giá trị thực tế, nhất là trong bối cảnh thị trường nhà đất đang nóng lên vì nguồn cung thấp, tỷ lệ cạnh tranh cao. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận. Việc trả giá cao sẽ đúng nếu bạn tham gia một cuộc đấu giá, đồng thời tiềm năng tăng giá của tài sản đó trong tương lai ở mức cao.
Ngược lại, nếu không chắc chắn về cách đặt tỷ suất lợi nhuận, bạn có thể xem xét quy tắc 70%. “Quy tắc 70% quy định rằng một nhà đầu tư nên mua tài sản với giá bằng 70% giá trị của ngôi nhà sau khi đã sửa chữa”, theo tổng hợp từ Invest Four More.
-
Bí quyết gây ấn tượng với khách hàng từ “cái nhìn đầu tiên”
Là một nhà môi giới, kỹ năng bán hàng là điều quan trọng bậc nhất. Ngoài ra, một kỹ năng khác thường không được nhiều người chú ý, nhưng cũng rất cần thiết, đó là gây ấn tượng.
-
6 chiến lược đầu tư bất động sản kinh điển cho năm 2024
Bất động sản tiếp tục là một khoản đầu tư hữu ích trong năm 2024, có tiềm năng thu nhập thụ động và tăng giá lâu dài. Đây cũng là một cách thông minh để đa dạng hóa danh mục đầu tư bên cạnh cổ phiếu, trái phiếu và quỹ tương hỗ truyền thống....
-
4 dấu hiệu cho thấy bạn nên dừng giao dịch bất động sản
Trong quá trình giao dịch, nhiều nhà đầu tư bất động sản mới rất ngại việc phải dừng một thỏa thuận mua bán. Dù đã phát hiện ra vấn đề, nhưng phần lớn trong số họ vẫn quyết định tiếp tục giao dịch với tâm lý “được ăn cả, ngã về không”....
-
Căn hộ hàng hiệu hấp dẫn nhờ lợi suất và giá bán tăng
Lợi thế của các căn hộ hàng hiệu là giúp nhà đầu tư đạt mức lợi suất tốt hơn và giá trị chuyển nhượng cao hơn nhờ chất lượng và thương hiệu gắn liền với dự án.