CafeLand - Theo các chuyên gia bất động sản thì những cặp gia đình trẻ khi bắt đầu khởi nghiệp tại các thành phố lớn và có nhu cầu mua nhà ở thì nên quyết định mua khi đã có được một nửa số vốn ban đầu. Các chuyên gia khuyên rằng không nên chờ đến khi có đủ vốn mới tìm kiếm và lựa chọn căn nhà cho tổ ấm của mình. Vậy làm thế nào để vay tiền khi mua nhà?

Người xưa có câu “Tấc đất tất vàng” hay “An cư lạc nghiệp”, do đó các gia đình trẻ cần phải cân nhắc khi họ đã sở hữu được một nửa phần vốn ban đầu, theo đó đối với phần vốn còn lại có thể sử dụng các gói hỗ trợ tài chính đa dạng từ các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, để sử dụng các gói hỗ trợ tài chính này thì người vay cần lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất, điều kiện để nhà ở được phép mua bán là phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là “Giấy chứng nhận”); nhà ở không có tranh chấp và không bị kê biên để bảo đảm thi hành án (theo Điều 9 Luật kinh doanh bất động sản 2014).

Thứ hai, người vay cần phải chứng minh trước tổ chức tín dụng về năng lực tài chính và khả năng thanh toán thông qua các chứng từ như: Hợp đồng lao động, sao kê lương 6 tháng gần nhất hay có tham gia đóng bảo hiểm xã hội và hiện tại không thuộc nhóm nợ xấu tại bảng phân loại của CIC (Trung tâm thông tin tín dụng). Đồng thời người vay cũng cần phải cung cấp các thông tin cá nhân cho tổ chức tín dụng tại các chứng từ cá nhân như: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và giấy đăng ký kết hôn nếu đã có gia đình.

Thứ ba, một trong những biện pháp bảo đảm được các tổ chức tín dụng sử dụng phổ biến chính là người vay thế chấp cho tổ chức tín dụng chính căn nhà mà họ dự định mua. Biện pháp thế chấp này được xem là một trong những biện pháp bảo đảm được các tổ chức tín dụng ưu tiên áp dụng khi quyết định đồng ý cấp tín dụng.

Thứ tư, khi người vay đồng ý vay với các điều kiện mà tổ chức tín dụng đặt ra và tổ chức tín dụng đồng ý cho vay thì hai bên sẽ tiến hành ký kết các mẫu hợp đồng liên quan. Tất cả những mẫu hợp đồng này đều theo mẫu chuẩn do tổ chức tín dụng biên soạn bởi bộ phận có chuyên môn. Các tổ chức tín dụng hiện nay rất ít khi đồng ý điều chỉnh mẫu hợp đồng chuẩn của họ theo yêu cầu của khách hàng. Đây cũng là điều dễ hiểu vì tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, một trong những lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế, do đó các biểu mẫu của tổ chức tín dụng cần được kiểm soát chặt chẽ từ những bộ phận có chức năng chuyên môn. Các loại mẫu văn bản cơ bản cần được ký kết với tổ chức tín dụng khi vay mua nhà ở thế chấp tại tổ chức tín dụng gồm: Khế ước nhận nợ hay hợp đồng cho vay, hợp đồng thế chấp.

Dưới đây là tổng hợp các loại chứng từ, giấy tờ cơ bản cần có khi mua nhà ở và thế chấp tại tổ chức tín dụng do tác giả đúc kết từ thực tiễn, thực tế có thể sẽ thay đổi tùy theo chính sách của từng tổ chức tín dụng cụ thể (nếu có) như sau:

Nga Vưu
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.