Các quy định liên quan đến tách thửa đất, hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện đang được áp dụng theo Quyết định 04/2022/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 và Quyết định 16/2023/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 14/7/2023 sửa đổi bổ sung một số điều của quy định kèm theo QĐ 04/2022.
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Thái Nguyên hiện nay là bao nhiêu? Hình minh họa
Điều kiện tách thửa đất tại Thái Nguyên
Theo quy định tại Điều 4, điều kiện chung để được tách thửa đất tại Thái Nguyên như sau:
1. Thửa đất đã được cấp một trong những giấy tờ sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
2. Thửa đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án; không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trong thời hạn sử dụng đất.
3. Thửa đất chưa có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất, chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Việc tách thửa đất phải đảm bảo quyền sử dụng đất hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai, Điều 254 Bộ luật Dân sự và thực hiện đăng ký biến động đất đai theo Điều 95 Luật Đất đai.
5. Người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề cùng mục đích sử dụng để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận cho thửa đất mới.
6. Trường hợp tách thửa bao gồm đất ở và đất nông nghiệp cùng thửa với đất ở mà không được công nhận là đất ở, thì diện tích đất ở phải theo hạn mức quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quyết định này, phần diện tích đất nông nghiệp còn lại không áp dụng theo hạn mức tách thửa quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định này..
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất ở Thái Nguyên
Đối với đất nông nghiệp
- Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách bằng hoặc lớn hơn 150m2/thửa;
- Đối với đất rừng sản xuất: Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách bằng hoặc lớn hơn 1.000 m2/thửa.
- Đối với đất nông nghiệp cùng thửa với đất ở thì diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách được áp dụng theo hạn mức quy định tại khoản 2 Điều này.
- Trường hợp thửa đất có nguồn gốc được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì không thực hiện tách thửa.
Đối với đất ở
Thửa đất tách thửa phải có ít nhất một cạnh tiếp giáp với đường giao thông hoặc lối đi và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều bám mặt đường giao thông hoặc lối đi không nhỏ hơn 3m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m cụ thể:
- Tại các phường, thị trấn: diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và các thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 40m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều bám mặt đường giao thông hoặc lối đi không nhỏ hơn 3m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m.
- Tại các xã thuộc thành phố: diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và các thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 50m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều bám mặt đường giao thông hoặc lối đi không nhỏ hơn 3m, chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m;
- Tại các xã thuộc huyện: diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và các thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 60m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều bám mặt đường giao thông hoặc lối đi không nhỏ hơn 3m, chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m.
- Diện tích tối thiểu thửa đất quy định tại điểm này không tính diện tích hành lang bảo vệ các công trình theo quy định của pháp luật.
Trường hợp khi tách thửa có phát sinh thêm đường giao thông hoặc lối đi việc tách thửa đất thực hiện như sau:
- Trường hợp phát sinh đường giao thông: Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất gửi thông báo hoặc gửi văn bản trả lại đất và Giấy chứng nhận đến Phòng Tài nguyên và Môi trường, trong đó nêu rõ thông tin về người tự nguyện trả lại đất, vị trí, diện tích, kích thước khu đất tự nguyện trả lại; thông báo hoặc văn bản trả lại đất phải có đầy đủ chữ ký của người trả lại đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh, lập biên bản kết quả xác minh có sự tham gia của người trả lại đất; trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất; tổ chức thu hồi đất trên thực địa và bàn giao cho UBND cấp xã quản lý.
- Trường hợp có hình thành lối đi theo quy định về quyền về lối đi qua tại Điều 254 Bộ Luật Dân sự năm 2015, người đề nghị tách thửa phải chứng minh được nội dung thỏa thuận, thống nhất về lối đi hoặc văn bản của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định về lối đi theo quy định này.
Trường hợp thửa đất hình thành từ các dự án phát triển nhà ở và trong các dự án kinh doanh bất động sản không phải dự án phát triển nhà ở thì việc tách thửa phải đúng với quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, trừ trường hợp thửa đất do nhà nước bố trí tái định cư cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định.
Đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở
- Diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 100m2, có chiều bám mặt đường giao thông hoặc lối đi không nhỏ hơn 4m và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 5m.
- Thửa đất tách thửa phải có mục đích sử dụng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng.
Các trường hợp không áp dụng quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa trên
- Tách thửa đất để thực hiện Quyết định do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; tách thửa do nhận chuyển nhượng để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp;
- Thửa đất phải tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất do đất có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người; đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;
- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
- Thửa đất hình thành từ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở (khu dân cư);
- Các trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất; thừa kế về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- Diện tích thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình;
- Thực hiện theo bản án của Tòa án nhân dân các cấp; Quyết định công nhận hòa giải thành của UBND các cấp giải quyết tranh chấp đất đai.
Trên đây là một số quy định liên quan đến diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cập nhật đến tháng 10/2023 bạn đọc có thể tham khảo!
-
Quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Thanh Hóa hiện nay
Tại mỗi địa phương, UBND tỉnh sẽ căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể để quy định điều kiện, diện tích tối thiểu tách thửa đất đối với từng loại đất.
-
Quy định mới nhất về diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại Ninh Thuận từ 2024
Từ ngày 31/10/2024, quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận sẽ áp dụng theo Quyết định 84/2024/QĐ-UBND....
-
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất tại Điện Biên mới nhất
UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định 36/2024/QĐ-UBND Hướng dẫn về hạn mức giao đất; diện tích giao đất, cho thuê đất; hạn mức công nhận đất ở; hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; điều kiện, diện tích tối thiểu tách thửa đất, hợp thử...
-
Quy định mới về tách thửa đất tại Tây Ninh từ 25/10/2024
Từ ngày 25/10/2024, các quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh sẽ được thực hiện theo Quyết định 49/2024/QĐ-UBND....