Tích góp hơn chục năm được 1,5 tỉ đồng, Hải Anh (Ninh Giang, Hải Dương) tính mua căn hộ trả góp, nhưng bố mẹ chồng khuyên xây nhà trên đất của ông bà và hứa hẹn sau này căn nhà sẽ là của hai vợ chồng Hải Anh.

Hải Anh làm lập trình tại một công ty phần mềm tại Hà Nội sau khi tốt nghiệp đại học. Cô cho hay lương khởi điểm cô nhận được chỉ khoảng hơn 5 triệu đồng và dần dần tăng lên 8-11 triệu đồng trong hai năm đầu tiên. Đến hiện tại, tức sau hơn 10 năm làm việc lương của cô hơn 30 triệu đồng, chưa tính các khoản tiền thưởng KPI, lễ, Tết.

“Hai năm đầu tiên, mình phải thuê phòng trọ, ăn uống và mua sắm nên gần như không tích góp được nhiều. Mỗi tháng tiết kiệm lắm cũng để ra được 1,2 triệu đồng. Mình mới tăng lương trong 5 năm trở lại đây nên tích góp được nhiều hơn. Hiện tiền tiết kiệm mình có khoảng 1,5 tỉ đồng” – Hải Anh chia sẻ.

Cô nàng sinh năm 1990 cho biết cuối tháng 6/2023 này cô sẽ kết hôn. Tuy nhiên cô đang băn khoăn vì chuyện nên mua nhà đứng tên mình hay xây nhà trên đất nhà chồng.

Được biết, số tiền Hải Anh tích góp cộng với tiền tiết kiệm của chồng sắp cưới được khoảng 2,3 tỉ đồng. Cô nhắm đến căn hộ hai phòng ngủ ở quận Hoàng Mai, rộng 70m2, giá khoảng 2,8 tỷ đồng và dự định vay ngân hàng số tiền còn thiếu.

Cách đây một tuần, bố mẹ chồng tương lai có gọi vợ chồng cô về bàn bạc. Ông bà nói sẽ cho hai người một mảnh đất rộng hơn 90m2, cách căn hộ định mua chỉ vài cây số. Với số tiền 2,3 tỉ đồng sẵn có nếu xây nhà trên mảnh đất đó thì Hải Anh sẽ có một căn nhà mặt đất khang trang, tiện đi lại và thừa hưởng nhiều ưu điểm mà căn hộ chung cư không có được.

“Mảnh đất đó cũng mới chỉ là hứa hẹn nên mình đang băn khoăn không biết có nên xây nhà trên đất đó hay không. Trường hợp nếu bố mẹ chồng cho đất thật và đồng ý ra phòng công chứng sang tên tặng đất thì mình cũng phần sở hữu, cả đất và nhà sẽ là tài sản chung. Nhưng nếu bố mẹ chỉ muốn con trai đứng tên thì thật sự mình không muốn, dù đương nhiên của chồng cũng là của vợ nếu cả hai không xảy ra chuyện gì trong tương lai” – Hải Anh bộc bạch.

“Nhiều người khuyên mình cứ mua chung cư đi và đừng để ý gì đến mảnh đất của bố mẹ chồng. Bố mẹ muốn cho lúc nào cũng được, nếu có tên mình trong sổ đỏ thì lúc đó bán chung cư đi xây nhà trên mảnh đất đó vẫn chưa muộn” – Hải Anh cho biết thêm.

Mẫu đơn tặng cho đất viết tay hợp pháp năm 2022.

Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, để hoàn tất việc tặng cho quyền sử dụng đất cho con hoặc cho người khác, cần thực hiện thủ tục theo trình tự các bước như sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục giao kết hợp đồng tặng cho quyền sử dụng nhà đất với người nhận tặng cho

Khi thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng nhà đất, các bên cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại Luật công chứng năm 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:

– Bản dự thảo hợp đồng tặng cho về quyền sử dụng nhà đất đã soạn thảo sẵn (nếu có)

– Các giấy tờ chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu tặng cho tài sản như : Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân,…

– Giấy tờ chứng nhận về quyền sử dụng, sở hữu đối với nhà đất được tặng cho.

– Một số loại giấy tờ khác có liên quan đến nội dung hợp đồng tặng cho về quyền sử dụng đất, nhà ở. Ví dụ: Giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân của bên tặng cho,…

Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng nhà đất cho người được tặng cho tài sản.

Sau khi có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng/chứng thực có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên tại văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ- CP như sau:

– Nộp hồ sơ giấy tờ đến Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất, trong trường hợp chỉ tặng cho đối với một phần quyền sử dụng nhà đất thì trước khi nộp hồ sơ cần đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành đo đạc tách thửa.

– Văn phòng đăng ký đất đai sau khi xác định hồ sơ giấy tờ đã đầy đủ và hợp lệ sẽ phải thực hiện các việc sau:

+ Xác định về nghĩa vụ tài chính mà người có yêu cầu phải thực hiện tại cơ quan thuế đồng thời thông báo đến người có yêu cầu nếu thuộc trường hợp phải đóng thuế.

+ Ghi nhận nội dung biến động cho người nhận tặng cho quyền sử dụng nhà đất và cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính

– Về hồ sơ, theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (Sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 33/2017/TT-BTNMT), người có yêu cầu cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

+ Mẫu đơn theo quy định yêu cầu đăng ký biến động về nhà đất.

+ Hợp đồng tặng cho đối với quyền sử dụng nhà đất đã được công chứng, chứng thực hợp lệ.

+ Giấy chứng nhận về quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với nhà đất bản gốc.

  • Cho tặng đất có phải đóng thuế ?

    Cho tặng đất có phải đóng thuế ?

    Câu hỏi từ bạn đọc CafeLand có nội dung:<br/br> Chào Luật sư, hiện tại chị ruột tôi chủ hộ khẩu và có 2 con, chị có 1 mảnh đất ruộng với diện tích 4.000m2.

Bảo Minh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.