Văn phòng: Tập trung vào các thị trường theo chu kỳ
Mặc dù hoạt động cho thuê văn phòng có sự cải thiện trong thời gian, nhưng tỷ lệ tăng trưởng vẫn ở mức tháp. Tuy nhiên, lĩnh vực văn phòng vẫn tiếp tục mang đến các cơ hội theo chu kỳ, dẫn đầu là thị trường Singapore và Seoul, khi chu kỳ thuê vẫn tăng. Khi lợi suất văn phòng cao cấp vẫn ở mức thấp, các nhà đầu tư nên đánh giá lại cơ hội ở những thị trường này. Tại khu vực APAC, các chuyên gia dự đoán giá thuê sẽ phục hồi vào năm 2023.
Giá trị vốn có khả năng tăng trên khắp khu vực, với những thị trường dẫn đầu là Trung Quốc và Hong Kong. Ngoài ra, Úc, Singapore và Hàn Quốc sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định về giá văn phòng nhờ nhu cầu đầu tư vững chắc từ các nhà đầu tư trong nước. Trong khi đó, giá trị vốn ở Nhật Bản vẫn chịu áp lực do chủ đầu tư sẽ áp dụng những quy định mới, điều này sẽ gây áp lực lên giá thuê.
Bán lẻ và khách sạn: Đánh giá lại triển vọng tăng trưởng
Trong khi lĩnh vực bán lẻ ở nhiều thị trường tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhu cầu tổng thể đang được cải thiện, đặc biệt là ở các quốc gia có mức tiêu thụ trong nước lớn. Úc, Hong Kong và Trung Quốc là những quốc gia tập trung chính vào các loại tài sản này.
Với lĩnh vực bán lẻ, các nhà đầu tư cần đánh giá kỹ vị trí địa lý, đặc biệt là ở Trung Quốc, nơi các trung tâm mua sắm cao cấp vẫn hoạt động ổn định bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Ngược lại, các thị trường bán lẻ thứ cấp sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi do những thách thức trong việc thu hút khách thuê, điều này có thể tạo ra rủi ro về tỷ lệ trống gia tăng. Do đó, khi tìm đến những thị trường bán lẻ thứ cấp, các nhà đầu tư cần cẩn trọng.
Bất chấp các lệnh giãn cách xã hội tại nhiều quốc gia, số lượng vốn đổ vào thị trường khách sạn vẫn tăng lên. Mặc dù dịch bệnh đã có tác động tiêu cực đến công suất thuê, nhưng chỉ số tương tự đã được cải thiện nhanh chóng trong thời gian các hạn chế được nới lỏng, cho thấy nhu cầu bị dồn nén trong suốt năm qua. Các quốc gia có lượng khách du lịch nội địa lớn như Úc và Nhật Bản đang là tâm điểm của các nhà đầu tư.
Logistics: Tập trung vào sự phát triển của Greenfield
Dòng vốn đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực logistics đã dẫn đến việc tăng lợi suất trong nửa đầu năm 2021. Tỷ suất chênh lệch giữa lĩnh vực văn phòng và logistics tiếp tục bị thu hẹp. Nhu cầu với các tài sản hậu cần vẫn ở mức cao trong khi nguồn cung hạn chế có thể đẩy giá lên mức cao. Đặc biệt, các nhà đầu tư cần quan tâm tới các chiến lược Greenfield (Đầu tư xanh). Đây là xu hướng đang diễn ra tại nhiều nước thuộc khu vực APAC. Các lựa chọn khác bao gồm nâng cấp tài sản cũ ở các vị trí chiến lược thành các cơ sở tiên tiến, hỗ trợ mạng lưới hậu cần đô thị đang phát triển.
-
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng chi tiết
Các bên ký kết biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng khi đã đạt được mục đích của hợp đồng hoặc chấm dứt theo thỏa thuận để các bên ghi nhận việc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng đã giao kết. Vậy, <b>mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng</b> hiện như thế nào?
-
6 chiến lược đầu tư bất động sản kinh điển cho năm 2024
Bất động sản tiếp tục là một khoản đầu tư hữu ích trong năm 2024, có tiềm năng thu nhập thụ động và tăng giá lâu dài. Đây cũng là một cách thông minh để đa dạng hóa danh mục đầu tư bên cạnh cổ phiếu, trái phiếu và quỹ tương hỗ truyền thống....
-
4 dấu hiệu cho thấy bạn nên dừng giao dịch bất động sản
Trong quá trình giao dịch, nhiều nhà đầu tư bất động sản mới rất ngại việc phải dừng một thỏa thuận mua bán. Dù đã phát hiện ra vấn đề, nhưng phần lớn trong số họ vẫn quyết định tiếp tục giao dịch với tâm lý “được ăn cả, ngã về không”....
-
Căn hộ hàng hiệu hấp dẫn nhờ lợi suất và giá bán tăng
Lợi thế của các căn hộ hàng hiệu là giúp nhà đầu tư đạt mức lợi suất tốt hơn và giá trị chuyển nhượng cao hơn nhờ chất lượng và thương hiệu gắn liền với dự án.