CafeLand –Hiện nay, có nhiều người muốn vay vốn từ gói 30.000 tỷ để mua nhà. Tuy nhiên, thực tế khi có đầy đủ giấy tờ thủ tục theo quy định trong tay và cầm đến các ngân hàng họ đều nhận được cái lắc đầu. Lý do vì sao? Câu trả lời đã có nhưng không phải ai cũng nhận ra; thị trường đã có sự “nhúc nhíc” nhưng vẫn loạn giá bán; hạ tầng ở nhiều khu vực đã phát triển sẽ tạo cú hích cho bất động sản?… Những thông tin này đã gây nhiều chú ý trong tuần qua.

Nút thắt chính gói 30.000 tỷ là do ngân hàng sợ rủi ro

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 3 các ngân hàng đã giải ngân được 1.441 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở. Như vậy, sau 9 tháng triển khai số tiền giải ngân cho gói hỗ trợ thị trường bất động sản mới chỉ đạt 4,80%, một con số quá nhỏ so với mong đợi của nhiều người. Có rất nhiều nguyên nhân khiến việc giải ngân chậm nhưng có lẽ nguyên nhân chính là do ngân hàng sợ rủi ro.

Công chức sẽ được vay ưu đãi 300 triệu đồng xây, sửa nhà

Sáng 18-4, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung đối tượng là các hộ dân ở đô thị; cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tại các đô thị ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có đất ở phù hợp với quy hoạch, có khó khăn về nhà ở (chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng xuống cấp hư hỏng) được vay để xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở, nhưng tổng số vốn vay không quá 300 triệu đồng.

Cầu Nhật Tân hoàn thiện có “cứu” thị trường bất động sản Đông Anh?

Cầu Nhật Tân đã hợp long và chuẩn bị thông xe. Tuy nhiên, thị trường bất động sản bên kia cầu (khu vực huyện Đông Anh) cũng chưa khởi sắc như nhiều người mong đợi.

Với lợi thế quỹ đất còn khá lớn cộng với giá đất thấp sẽ khiến cho phía Đông Hà Nội đang dần trở thành địa chỉ “đỏ” tiềm năng trong mắt của giới đầu tư địa ốc.

Loạn giá bán căn hộ

Lượng giao dịch căn hộ đã tăng trở lại sau nhiều năm “ngủ đông” song người mua phải trả khoản tiền chênh lệch khá lớn so với giá gốc mới được sở hữu

Nguồn cung vẫn còn quá thấp so với nhu cầu là nguyên nhân khiến cho bất động sản vẫn sốt trong bối cảnh tồn kho còn lớn. Nếu cơ quan quản lý không điều phối để hạn chế tình trạng đầu cơ, gánh nặng sẽ tiếp tục đổ lên vai người có nhu cầu nhà ở thực sự khi khoảng cách chênh lệch giá bán căn hộ đang giãn rộng.

Thuận Kiều Plaza hết hạn sử dụng đất

Đề xuất tính tiền sử dụng đất cho đơn vị, cá nhân mua căn hộ và khu thương mại theo bảng giá đất tại thời điểm được cấp giấy chứng nhận.

“Từ năm 2014, dự án Khu cao ốc liên hiệp gia cư và thương mại Thuận Kiều (gọi tắt là Thuận Kiều Plaza, 190 Hồng Bàng, quận 5) phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định hiện hành do đã hết thời gian thuê đất 20 năm” - Sở Tài chính TP.HCM nêu ý kiến trong tờ trình xác định nghĩa vụ tài chính của Thuận Kiều Plaza.

Pháp lý chung cư mini: Chủ đầu tư vẫn "quên" quy định

Các văn bản luật liên quan tới pháp lý chung cư mi ni đã rất rõ ràng và phổ cập. Nhưng thật lạ, vẫn có những chủ đầu tư, đơn vị bán hàng dường như không biết đến Nghị định 71, Thông tư 16 và Quyết định 13 của Tp.Hà Nội.

Trong giới tạo lập bất động sản nói chung, xây dựng và chuyên doanh chung cư mi ni nói riêng, đang tồn tại thực tế đáng lo ngại ngay giữa lòng Thủ đô.

Bất động sản nóng sốt: Đừng tưởng bở

Tỏ ra khá e dè khi được hỏi liệu thị trường bất động sản có nóng sốt lại trong thời gian tới, nhiều chuyên gia cho rằng thị trường chỉ là có giao dịch chứ khó nóng sốt trở lại như thời điểm năm 2007.

“Do giá bất động sản hiện nay đã quá thấp nên nó sẽ bật dậy sau chu kỳ khó khăn kéo dài đến 5 – 6 năm. Có thể thị trường sẽ có giao dịch đều hơn vào cuối năm nay nhưng phải đến năm 2015 thị trường mới ấm lại chứ không nóng sốt.

Thịnh Châu (TH)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.