Dù đã làm lễ động thổ, nhưng đến nay, siêu dự án 2,5 tỷ USD Tây Hồ Tây vẫn dang dở mặt bằng.

Dù đã động thổ, nhưng dự án vẫn còn nhiều nơi chưa giải phóng xong mặt bằng

Với tổng diện tích 207,6ha (nằm trên địa giới hành chính của các phường Xuân La - quận Tây Hồ, Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy và Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế - huyện Từ Liêm), dự án Khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây có diện tích 07,6ha được kỳ vọng là một trong những dự án trọng điểm của Tp. Hà Nội.

Tuy nhiên, trong một báo cáo mới đây cho thấy, dù đã chi hơn nghìn tỷ, nhưng việc giải phóng mặt bằng của dự án đang gặp ách tắc. Theo đó, báo cáo của Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội, cho biết, đến cuối năm 2012, Công ty TNHH Phát triển T.H.T đã chuyển hơn 1.200 tỷ đồng để chi trả giải phóng mặt bằng cho hơn 1.000 hộ dân có đất bị thu hồi. Cho đến nay, tổng diện tích mặt bằng của dự án đã giải phóng được xác định đạt 77,3%, tương đương 117,3ha.

Đối với diện tích đã giải phóng mặt bằng cũng mới chỉ được được Trung tâm phát triển quỹ đất “bàn giao tạm” cho Công ty TNHH Phát triển T.H.T.

Trong khi đó, đơn vị có trách nhiệm xác định, tính đến ngày 30/12/2012, diện tích chưa giải phóng mặt bằng giai đoạn một là 21,6ha của 211 hộ đang sử dụng. Số diện tích đất này nằm rải rác khắp nơi, xen kẹt với diện tích đã giải phóng xong.

Một phần diện tích nằm trong khu vực nghĩa trang, nên đến nay, việc di dời mộ ở một số địa phương vẫn chưa được thực hiện xong. Riêng tại nghĩa trang thôn Hoàng (xã Cổ Nhuế) có đến 450 ngôi mộ nên chủ đầu tư đang phối hợp với cơ quan chức năng xác định ranh giới và rào tạm để tránh việc chôn mới.

Đánh giá của Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội cho thấy, trong tháng 12/2012, công tác giải phóng mặt bằng Khu đô thị trung tâm Tây Hồ Tây đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên vẫn chậm tiến độ, đến nay vẫn chưa bàn giao toàn bộ diện tích đất sạch cho chủ đầu tư.

Theo quy hoạch chung của Tp. Hà Nội đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tây Hồ Tây được quy hoạch thành một khu đô thị với đầy đủ các chức năng đa dạng, như văn hóa, hành chính, giáo dục, thương mại, tài chính, dịch vụ quốc tế, nhà ở... và sẽ là nơi đặt trụ sở của một số bộ, ngành (sau khi được di dời khỏi khu vực nội đô).

Trong đó, dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây có vị trí đắc địa ở khu vực phía Tây Hà Nội, được kỳ vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt cảnh quan và diện mạo kiến trúc của khu vực phía Tây Hà Nội.

Dự án có thương hiệu chính thức là STARLAKE, được xây dựng bằng vốn đầu tư của Tập đoàn Daewoo E&C và Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) với tổng mức đầu tư lên đến 2,5 tỷ USD.

Trong khi mọi việc còn bề bộn, nhưng ngày 15/11 vừa qua, Công ty TNHH Phát triển T.H.T đã chính thức công bố thương hiệu và động thổ dự án.

  • 'Nửa tỉ USD xây nhà hát chưa chắc đã đủ'

    'Nửa tỉ USD xây nhà hát chưa chắc đã đủ'

    "Nếu ta chỉ tập trung xây một nhà hát thật lớn, thật đẹp như những nhà hát lớn nổi tiếng trên thế giới thì chưa chắc số tiền nửa tỉ đô la ở trên để xây một nhà hát như vậy đã đủ".

  • Liệu còn "rút kinh nghiệm!"?

    Liệu còn "rút kinh nghiệm!"?

    "Rút kinh nghiệm!" về sai phạm, là cụm từ thường được đưa ra trong nhiều buổi tổng kết, sau nhiều hội thảo, cũng như trong nhiều kết luận. Tuy nhiên, khi "kinh nghiệm" được lượng hóa bằng giá trị vật chất thì vấn đề không còn đơn giản nữa. <br/br>

  • Bộ trưởng Dũng: 2 năm nữa, thị trường bất động sản mới “tan băng”

    Bộ trưởng Dũng: 2 năm nữa, thị trường bất động sản mới “tan băng”

    Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng lạc quan nhận định, nếu thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp, có thể trong 2 năm nữa, thị trường BĐS sẽ “tan băng”. <br/br>

Việt Hưng (Pháp luật Việt Nam)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.