Giá bất động sản ở Sydney đạt đỉnh điểm vào nửa cuối năm ngoái sau khi tăng 45% kể từ giữa năm 2012
Trang CNBC vừa công bố báo cáo mang tên Chỉ số bong bóng bất động sản toàn cầu của ngân hàng Thụy Sỹ UBS (UBS Global Real Estate Bubble Index).
Theo báo cáo của UBS, thành phố đang đối diện với rủi ro bong bóng nhà đất “nguy hiểm” nhất là Vancouver của Canada.
Mặc dù không bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và giá cả hàng hóa suy yếu nhưng giá nhà tại Vancouver vẫn tăng chóng mặt, tăng hơn 25% từ cuối năm 2014 do nhu cầu tăng cao.
"Trong hai năm qua, giá nhà đất của Vancouver không ngừng tăng lên do nhu cầu mạnh mẽ của cả người dân địa phương, các nhà đầu tư nước ngoài và chính sách tiền tệ được nới lỏng", báo cáo cho biết.
Nối gót Vancouver, 5 thành phố khác là London (Anh), Stockholm (Thụy Điển), Sydney (Úc), Munich (Đức) và Hong Kong (Trung Quốc) cũng đang ở trong tình trạng nguy cơ bong bóng.
Giá nhà tại những thành phố này đã tăng trung bình gần 50% kể từ năm 2011. Ngoại trừ Milan, lãi suất thấp trong khu vực đồng euro đã đẩy tất cả các thành phố châu Âu rơi vào nguy cơ bong bóng. Và London – một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới cũng rơi vào danh sách này.
Bản báo cáo cũng lưu ý, giá nhà tại một số nơi như Paris và Geneva đã dịu đi. Hay theo một số ngân hàng, định giá bất động sản ở New York, Hong Kong và Singapore chững lại hoặc giảm so với năm ngoái song vẫn đối diện nguy cơ bong bóng.
Riêng với New York, báo cáo cho rằng, giá nhà ở đây hiện đang khá “hợp lý” khi đã thấp hơn gần 25% so với 10 năm trước. Dù vậy, giá nhà thuê tại “Big Apple” vẫn vượt xa giá trị thực, cao hơn 50% so với năm 2006 và trở thành một trong những thành phố có bất động sản cho thuê đắt đỏ nhất thế giới.
Dean Turner, một chuyên gia kinh tế của UBS Wealth Management cho rằng, giá nhà tại nhiều nơi trên thế giới có thể sẽ tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, không thể loại trừ bất động sản là một loại tài sản để đầu tư. Trong trường hợp giá trị sinh lời thấp do nguy cơ bong bóng và những rủi ro có thể xảy ra, loại tài sản này sẽ không còn hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
-
Giá thuê văn phòng tại London vẫn cao kỷ lục sau Brexit
CafeLand - Theo báo cáo Skycraper Index gần đây của Knight Frank, giá thuê văn phòng trong các tòa nhà chọc trời tại London vẫn duy trì ở mức cao kỷ lục mặc dù có những yếu tố bất ổn đến từ cuộc bầu cử tại Châu Âu.
-
Biến động kinh tế tác động đến tâm lí người mua nhà Mỹ
CafeLand - Theo khảo sát Housing Opportunities and Market Experience của Hiệp hội bất động sản Mỹ (NAR), giá nhà đất tăng và nguồn cung hạn chế đang khiến nhiều người thuê nhà băn khoăn về việc hiện nay có phải là thời điểm thích hợp để mua nhà ở.
-
Các nhà đầu tư châu Á thích “rót vốn” vào thị trường văn phòng
CafeLand – Theo một nghiên cứu mới đây của CBRE, văn phòng vẫn là loại hình tài sản được các nhà đầu tư châu Á ưa chuộng, chiếm 47% tổng vốn đầu tư.
-
Người giàu Hong Kong cũng phải đi thuê nhà
Dù kiếm hàng chục triệu đôla Hong Kong mỗi năm, vợ chồng diễn viên Trương Trí Lâm và Viên Vịnh Nghi vẫn đi thuê nhà hàng chục năm nay.
-
Myanmar: Nhà đầu tư bất động sản "khóc thầm" vì quy định chiều cao mới
CafeLand – Nhiều nhà đầu tư tại Myanmar đang mất hàng triệu USD vì quy định chiều cao mới của Chính phủ nước này đối với các dự án bất động sản. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng cho biết, trong cơ hội đầu tư hiện nay rủi ro lớn hơn là lợi ích.