Chung cư, tòa nhà văn phòng, các khu đô thị ... mọc lên càng nhiều thì nghề quản lý nhà theo đó càng trở nên phát triển. Chuyện làm quản lý tòa nhà kiêm luôn vệ sĩ, người trông trẻ, người đi dàn hòa... thậm chí đôi khi còn trở thành nạn nhân của những vụ xô xát đã không còn xa lạ ở các khu chung cư. Vland sẽ có loạt bài chân thực phản ánh đến Quý độc giả về những người làm "dâu nghìn họ" này.

Tự học, truyền miệng mà thành... quản lý tòa nhà

Công việc quản lý hay quản trị nhà đã trở nên quen thuộc ở các khu đô thị, khu chung cư, nhà ở, nhưng xét về nghệ nghiệp trong xã hội thì đây là một nghề tương đối mới mẻ và ít người hiểu rõ. Hiện nghề quản lý nhà chưa có những trường lớp, ngành đào tạo chính thức và cũng chưa được nhân rộng mà đa số là do chính công ty xây dựng công trình đó đứng ra đào tạo đội ngũ những cán bộ nhân viên sẽ quản lý công trình đó sau khi đã bàn giao cho khách hàng sử dụng. Quá trình học và đào tạo quản lý nhà không mất nhiều thời gian, chủ yếu học sơ bộ về cấu trúc, các trang thiết bị của tòa nhà và kiến thức cơ bản về ngành quản lý.

Chia sẻ về công việc của mình, anh V.C.Lương, hiện là cán bộ quản trị nhà của tòa nhà 24T-1 khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính cho biết: “Học quản lý nhà không mất nhiều thời gian đào tạo, mà chủ yếu là do bản thân tự tìm hiểu và học hỏi kiến thức từ thực tế. Mình cần phải nắm rõ quy trình quản lý nhà, hiểu biết các hệ thống thiết kế, thiết bị của tòa nhà đồng thời phải trang bị nhiều kiến thức thực tế vì không phải những gì được đào tạo cũng sát vói thực tế và nhất là phải có kĩ năng giao tiếp tốt ”.

Anh Lương đã làm quản trị nhà được 7 năm, được hỏi về việc động lực giúp anh đến với nghề anh chia sẻ “mình làm trái ngành, lúc trước có tham gia một lớp học ngắn hạn về quản lý về sau được công ty đào tạo cụ thể hơn, tuy nhiên nghề này buộc mình phải luôn cập nhật kiến thức, hiểu biết thông tin về tòa nhà, về các hộ dân đến sống để hỗ trợ thuận tiện cho việc điều hành, quản lí tòa nhà. Nhiều lúc dân gọi còn biết để giải thích, đồng thời mình cũng phải phối hợp chặt chẽ với các tổ kĩ thuật như điện, nước, thang máy...để khi có sự cố kịp thời sửa chữa chứ nếu không hiểu biết kĩ càng nhiều khi sẽ lóng ngóng trong việc giải quyết sự cố xảy ra đột xuất trong tòa nhà”.

Khu Trung Hòa Nhân Chính do Vinasinco đang quản lý

Quản lý tòa nhà phải "ba đầu sáu tay"

Trong tưởng tượng của nhiều người, nghề quản lý nhà là một nghề tương đối nhàn hạ là chỉ nhìn qua camera và theo dõi hoạt động của tòa nhà là được, tuy nhiên đây lại nghề chịu không ít áp lực và căng thẳng. Đã có không ít những quản lý nhà bị các hộ dân tụ tập, gây áp lực thậm chí đã dọa nạt do giữa họ và chủ đầu tư nhà chưa đi đến thỏa thuận chung. Anh Lương cũng cho biết thêm: “Làm quản lí nhà mà chỉ ngồi ở phòng trực nhìn vào camera thì không thể quản trị nhà và vận hành tòa nhà tốt được, mình phải thường xuyên đi quan sát thực tế ở các tầng, các phòng để nắm rõ tình hình sử dụng nhà của từng hộ dân. Trách nhiệm của mình là phổ biến và hướng dẫn cụ thể cách thứ sử dụng của người dân, đồng thời xử lí tại chỗ những sự cố đột xuất phát sinh, quản lí hàng trăm hộ dân sinh sống nên căng thẳng đầu óc lúc làm việc là chuyện bình thường, không thể tránh khỏi”

Cách đánh giá chung cư là ở chỗ dịch vụ của chung cư đó tốt đến đâu, tuy nhiên dù là chung cư cao cấp cũng không thể tránh khỏi những sự cố bất ngờ xảy ra. “Mình phải luôn ở trong tư thế sẵn sàng phục vụ, hỗ trợ các hộ dân khi cần thiết. Mình không có ba đầu sáu tay nên cần phải phối hợp, liên hệ nhanh chóng với các tổ kĩ thuật và phải theo dõi, nắm bắt hoạt động của các tổ kĩ thuật để có thể nắm rõ toàn diện tình hình hoạt động tòa nhà, điện thoại phải luôn luôn mở 24/24”.

Cũng theo anh Lương thì chung cư 24T-1 là chung cư nằm trong khu dân cư tái dân sinh, không phải là khu chung cư khép kín nên nhiều khi khó kiểm soát lượng người vào ra chung cư. “Nhiều khi không phải người sống trong chung cư vào mình chưa chắc chắn họ sẽ làm gì hay gây sự cố bất ngờ gì nên đòi hỏi phải liên tục quan sát và giám sát kĩ thuật cao độ” – người phụ trách kĩ thuật của 24T-1 nói. “Có một số trường hợp vào chung cư phát tờ rơi gây ồn ào, xả rác trong chung cư , hay vào chung cư gây gổ vì mâu thuẫn với người sống trong chung cư làm mất trật tự trong chung cư, cán bộ quản lí phải thật linh động, tỉnh táo, mềm dẻo để kịp thời giải quyết sự cố tránh việc đáng tiếc xảy ra”. Anh Lương nói thêm.

Được hỏi về mức thu nhập từ nghề quản lý nhà anh Lương cho biết: “Nhìn chung mức lương của nghề quản lý nhà hiện nay chưa cao, chỉ ở mức sống trung bình thôi, tuy nhiên cũng còn tùy vào từng vị trí và chức vụ của cán bộ quản lí nhà nữa”.

Quản lý tòa nhà là nghề khá mới và chưa có nhiều cách tiếp cận nhưng đây là nghề đòi hỏi người quản lý phải “ba đầu sáu tay” nắm bắt tình hình tòa nhà để vận hành và quản lý tòa nhà một cách suôn sẻ và chuyên nghiệp.

  • Môi giới BĐS: Bức tranh không chỉ có màu hồng

    Môi giới BĐS: Bức tranh không chỉ có màu hồng

    “Môi giới bất động sản là một nghề nghiệp có môi trường làm việc cực kì khắc nghiệt, nhưng thành quả mà nghề này đem lại rất vĩ đại, hoàn toàn xứng đáng với công sức đã bỏ ra.” – Đó là chia sẻ về nghề môi giới bất động sản của ông Bùi Xuân Hiền, giám đốc sàn giao dịch bất động sản Khải Hoàn Land. <br/br>

  • Năm giải pháp “phá băng” bất động sản

    Năm giải pháp “phá băng” bất động sản

    Chính phủ vừa có giải pháp cho phép tỷ lệ xây dựng những căn hộ nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu đông đảo của người thu nhập thấp, cùng với nhiều chủ trương quyết tâm “phá băng” thị trường bất động sản. <br/br>

  • Đề xuất 'sốc', nhà nước bù lãi suất mua nhà cho dân

    Đề xuất 'sốc', nhà nước bù lãi suất mua nhà cho dân

    Chiều 11/12, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã gửi bản đề xuất tới Thủ tướng Chính phủ về 5 giải pháp phá băng thị trường bất động sản. <br/br>

Theo Kiều Việt (VietNamNet)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.