Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10/2023, xuất khẩu clinker và xi măng của cả nước đạt 2,6 triệu tấn với trị giá 103 triệu USD, tăng gần 23% về lượng và tăng 14,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau 10 tháng, toàn ngành xi măng đã xuất khẩu hơn 26 triệu tấn sản phẩm, thu về hơn 1,1 tỷ USD, tương đương sản lượng của cùng kỳ năm ngoái nhưng trị giá giảm 2,4%.
Xuất khẩu xi măng và clinker vượt 1 tỷ USD sau 10 tháng năm 2023
Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết, giá xuất khẩu xi măng, clinker vẫn trong xu hướng giảm, đây là nguyên nhân chủ yếu khiến sản lượng xuất khẩu không giảm nhưng trị giá ngoại tệ thu về giảm nhẹ trong giai đoạn này.
Hiện tại, Philippines tiếp tục là thị trường xuất khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam với hơn 6,17 triệu tấn, đạt trị giá 277 triệu USD trong 9 tháng đầu năm. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu mặt hàng này sang Philippines tăng 3% về sản lượng nhưng giảm nhẹ 1,4% về trị giá. Giá xuất khẩu đạt bình quân 45 USD/tấn, giảm 1 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2022.
Xếp thứ 2 là thị trường Bangladesh. Cụ thể, quốc gia đã chi hơn 167 triệu USD nhập khẩu hơn 4,47 triệu tấn clinker và xi măng của Việt Nam, tăng 80% về lượng và tăng 67% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu giảm nhẹ 3 USD/tấn, xuống còn 37 USD/tấn.
Trong khi đó, xuất khẩu loại vật liệu xây dựng này sang Đài Loan (Trung Quốc) đạt gần 1,3 triệu tấn với trị giá hơn 50,5 triệu USD, tăng 4,5% về lượng nhưng giảm 2,5% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu đạt 42 USD/tấn.
VNCA nhận định, xuất khẩu xi măng và clinker trong 2 tháng cuối của năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn khi các nước nhập khẩu xi măng, clinker chính yếu của Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiều chính sách bảo hộ sản xuất xi măng trong nước, hàng rào kỹ thuật thương mại.
Trong đó, thị trường xuất khẩu lớn thứ nhất của Việt Nam là Philippines mới đây đã công bố áp thuế chống bán phá giá tạm thời với xi măng Việt Nam. Cụ thể, Xi măng Long Sơn, Thăng Long, Hạ Long, Vicem Tam Điệp, Vicem Hải Phòng, Vissai Ninh Bình... nằm trong danh sách 11 doanh nghiệp sản xuất xi măng của Việt Nam bị Philippines áp thuế chống bán phá giá tạm thời trong vòng 5 năm.
Ngoài ra, Philippines cũng công bố điều tra đối với các nhà xuất khẩu được xác định là có biên độ bán phá giá tối thiểu và/hoặc âm, gồm: Xi măng Cẩm Phả, Chinfon, Tam Điệp và một số doanh nghiệp thương mại xi măng khác.
Bên cạnh đó, việc tăng thuế xuất khẩu với mặt hàng clinker từ 5% lên 10% từ ngày 1/1/2023 cũng đang khiến doanh nghiệp ngành xi măng trong nước điêu đứng vì giá bán không đủ bù đắp chi phí sản xuất và thuế.
Theo VNCA, tín hiệu tích cực là từ đầu năm đến nay, một số doanh nghiệp xi măng trong nước như Vicem Hà Tiên, Xi măng Thành Thắng, Xi măng Xuân Thành đã có những đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ, thị trường tiêu chuẩn cao, khó tính.
-
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm nay, Xi măng Hà Tiên vẫn chưa khả quan khi tiếp tục thua lỗ, cách rất xa mục tiêu có lãi 64 tỷ đồng cả năm 2023.
-
Xi măng "made in Vietnam" ngày càng đắt hàng tại Mỹ
Sản phẩm xi măng Vicem Hà Tiên được thị trường Mỹ đón nhận, đánh giá cao nhờ chất lượng xi măng “xanh”, ổn định và thân thiện môi trường.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....