Theo Công ty CP Xi măng Vicem Hà Tiên (mã chứng khoán HT1), doanh nghiệp này đã xuất khẩu các sản phẩm xi măng đầu tiên sang thị trường Mỹ, dự kiến đến cảng Guam, Mỹ cuối tháng 8 này.
Vicem Hà Tiên lần đầu tiên xuất khẩu xi măng sang thị trường Mỹ
Được biết, lô hàng này thuộc chủng loại xi măng ASTM C150 Type I bao 40kg được sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM C-150 (đạt tiêu chuẩn hàng hóa được nhập khẩu tại thị trường Mỹ). Đây là sản phẩm có bao bì gọn nhẹ và bắt mắt, được sản xuất theo dây chuyền quy mô lớn với công suất trên 8 triệu tấn/năm cùng công nghệ hiện đại của Đức.
Ngoài ra, chất lượng xi măng vượt trội, ổn định, sản phẩm xi măng của Vicem Hà Tiên đảm bảo tính thân thiện với môi trường khi được trao chứng nhận "Nhãn Xanh" từ Hội đồng Công trình Xanh Singapore (SGBC)...
Hiện xi măng Vicem Hà Tiên đã xuất khẩu sang nhiều thị trường quốc tế như Australia, Vanuatu (châu Đại Dương), Philippines, Campuchia...
Doanh nghiệp này cho biết, việc lô hàng đầu tiên xuất sang thị trường khó tính như Mỹ đã khẳng định năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp; đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước.
Mỹ không phải là thị trường xuất khẩu chính của ngành xi măng. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, một số doanh nghiệp xi măng trong nước đã liên tục xuất khẩu các lô hàng sang thị trường Mỹ.
Cụ thể, tháng 5/2023, tàu Eternity C đã nhận 31.500 tấn xi măng từ cảng Nhà máy Xi măng Nghi Sơn xuất khẩu đến cảng Stockton, đánh dấu chuyến hàng đầu tiên của Công ty Xi măng Nghi Sơn xuất khẩu đi thị trường Mỹ.
Trước đó, Công ty CP Xi măng và Hàng hóa Hoa Sen đã hoàn thành đơn hàng xuất khẩu 55.000 tấn xi măng, nhận từ nhà máy Xi măng Thành Thắng, Hà Nam để xuất sang Trung Mỹ.
Mới đây nhất, Xi Măng Xuân Thành đã xuất khẩu 55.000 tấn xi măng sang Mỹ. Đây là lô hàng thuộc chủng loại xi măng Type I/II kiềm thấp, sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ ASTM C-150, được xuất khẩu theo hợp đồng ký kết dài hạn với đối tác quốc tế.
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, năng lực sản xuất xi măng năm 2023 của nước ta đạt hơn 120 triệu tấn, trong khi tiêu thụ nội địa chỉ khoảng 65 triệu tấn.
Hiện công suất xi măng dư thừa lớn, trong khi thị trường xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa đều giảm sức mua, các doanh nghiệp trong ngành này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, không ít nhà máy phải tạm dừng lò hoặc giảm sản lượng.
-
Các "siêu" dự án hạ tầng nghìn tỷ liệu có kéo tiêu thụ xi măng sôi động trở lại?
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, việc tăng cường sử dụng xi măng trong xây dựng đường giao thông, nhất là đường giao thông ở khu vực các tỉnh phía Nam có thể giúp giải quyết được bài toán tiêu thụ loại vật liệu xây dựng này trong thời gian tới.
-
Thị trường bất động sản “níu chân” doanh nghiệp xi măng
Mất cân đối cung cầu, thị trường bất động sản đóng băng, xuất khẩu giảm mạnh, chi phí đầu vào tăng vọt… đã khiến doanh nghiệp ngành xi măng gặp nhiều khó khăn, kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm không mấy khả quan, thậm chí thua lỗ.
-
Lộ diện cái tên “đen” nhất ngành xi măng: Thua lỗ kéo dài, âm nặng vốn chủ, nợ một nữ đại gia 326 tỷ suốt hơn một thập kỷ
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 19.550 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.300 tỷ đồng và các khoản chi phí lãi vay phải trả dài hạn là 10.557 tỷ đồng.
-
Âm vốn chủ sở hữu 7.700 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn, kiểm toán cũng "cạn lời" với doanh nghiệp này
Phía kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính bán niên 2024 của Công ty CP Xi măng Công Thanh vì lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu và công ty chậm trả những khoản vay và trái phiếu đến hạn....
-
Nợ thuế tiền tỷ, nhà sản xuất xi măng 47 năm tuổi tại Tuyên Quang bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
Công ty CP Xi măng Tuyên Quang vừa bị cơ quan thuế tỉnh Tuyên Quang ra quyết định cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn, do nợ thuế hơn 8,3 tỷ đồng.