Tính riêng trong tháng 9/2021, sản lượng tiêu thụ xi măng có sụt giảm so với tháng trước khi chỉ đạt 6,7 triệu tấn, giảm 1,31 triệu tấn. Lũy kế 9 tháng đầu năm, tiêu thụ xi măng đạt 77,47 triệu tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ.
Ở thị trường nội địa, lượng tiêu thụ xi măng vẫn duy trì được mức ổn định từ năm 2020 với 45,58 triệu tấn. Trong khi đó, lượng xi măng xuất khẩu đạt 31,89 triệu tấn, tăng tới 19% so với cùng kỳ.
Hiện 3 quốc gia ở châu Á gồm Trung Quốc, Philippines, Bangladesh là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhóm hàng xi măng và clinker của nước ta.
Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm nay Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ xi măng lớn nhât của nước ta với 13,8 triệu tấn, trị giá 491,8 triệu USD. Tiếp theo là Philippines với 5,09 triệu tấn, trị giá 230,2 triệu USD; Bangladesh đạt 3,1 triệu tấn, trị giá 108,9 triệu USD;...
Dự báo trong những tháng cuối năm, thị trường xi măng tiếp tục ổn định, phát triển, nhất là khi tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam đang dần được kiểm soát. Cùng với đó, việc tái khởi động lại các dự án bất động sản, hạ tầng và đà phục hồi chung của nền kinh tế, sản lượng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm xi măng tại thị trường nội địa được kỳ vọng tăng trưởng tốt. Kế hoạch tiêu thụ từ 104 đến 107 triệu tấn xi măng trong năm 2021 là hoàn toàn khả thi.
-
Xuất khẩu xi măng vẫn tăng giữa đại dịch
8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu xi măng đạt khoảng 27,23 triệu tấn, tăng 12% so với cùng kỳ, theo số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng).
-
Triển vọng ngành xi măng cuối năm 2024: Tín hiệu phục hồi nhờ hưởng lợi từ loạt dự án trọng điểm phía Nam
Ngành xi măng đang cho thấy dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài đối mặt với nhiều khó khăn. Động lực tăng trưởng đến từ sự cải thiện trong nhu cầu nội địa và các biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng dư cung và ...
-
Khoản đầu tư hơn 3.000 tỷ của công ty xi măng lớn nhất Việt Nam nguy cơ mất vốn
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, khoản đầu tư của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam vào một số công ty tiềm ẩn rủi ro mất vốn, khi phải trích lập dự phòng hơn 3.000 tỷ đồng.
-
Kinh doanh thua lỗ, Xi măng Bỉm Sơn nêu biện pháp khắc phục cổ phiếu bị cảnh cáo
Với việc thua lỗ thêm 25 tỷ đồng trong quý 3/2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Xi măng Bỉm Sơn tính đến ngày 30/9 là âm 245 tỷ đồng.