Số liệu của Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho thấy, trong tháng 10/2022, toàn ngành đã sản xuất được 6,32 triệu tấn xi măng, tăng nhẹ so với tháng 9. Sản lượng tiêu thụ trong giai đoạn này ước đạt khoảng 7,5 triệu tấn.
10 tháng, Việt Nam xuất khẩu hơn 26 triệu tấn xi măng, clinker
Theo VNCA, tiêu thụ các sản phẩm xi măng tại thị trường nội địa trong tháng 10 đạt khoảng 5,38 triệu tấn, tăng 16% so với tháng trước.
Được biết, thị trường ghi nhận nhu cầu xi măng trong nước bắt đầu tăng do ở giai đoạn này, cả 3 miền đều giảm mưa, thời tiết thuận lợi cho việc thi công. Ngoài ra, các dự án xây dựng tăng tốc, đẩy mạnh hoàn thành khối lượng để kịp giải ngân cuối năm.
Tại thị trường xuất khẩu, sản lượng xi măng xuất khẩu của toàn ngành ước đạt 2,1 triệu tấn, tăng 28% so với tháng 9. Trong đó, xuất khẩu xi măng đạt 1,24 triệu tấn, clinker đạt 859.299 tấn. Giá trị xuất khẩu trong tháng 10 đạt 93,8 triệu USD, tăng 18% so với tháng 9 nhưng giảm tới 443% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính đến hết tháng 10, sản lượng xi măng tiêu thụ trong nước khoảng 51,9 triệu tấn. Trong khi đó, sản lượng xuất khẩu xi măng và clinker ở mức 26,4 triệu tấn, giảm mạnh về sản lượng và và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau 10 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu đã sụt giảm mạnh tại nhiều thị trường lớn
Như vậy, sau năm 2021 lập kỷ lục về xuất khẩu với gần 46 triệu tấn thì sau 10 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu đã sụt giảm mạnh tại nhiều thị trường lớn.
Cụ thể, do thị trường nhập khẩu chính clinker là Trung Quốc đang thực thi chính sách Zero Covid, nên hạn chế các hoạt động giao thương. Ngoài ra, sự suy yếu của lĩnh vực bất động sản dân dụng tại Trung Quốc vốn chiếm 30 - 35% tổng tiêu thụ xi măng của quốc gia này. Đây là nguyên nhân chính khiến sản lượng clinker, xi măng xuất khẩu của Việt Nam suy giảm.
Trong khi đó, thị trường lớn thứ 2 là Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi vận tải biển khó khăn và giá cước cao, kèm theo thuế chống bán phá giá trên 10% đang áp với xi măng Việt Nam.
VNCA nhận định, việc xuất khẩu xi măng trong thời gian tới cũng gặp nhiều khó khăn, khi chính sách ở mỗi nước khác nhau, nhiều thị trường áp dụng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu.
-
Cơ hội cho doanh nghiệp xi măng Việt Nam tại thị trường Philippines
Trong 3 năm (từ năm 2023-2025), Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) và hai doanh nghiệp của Philippines sẽ hợp tác xuất nhập khẩu 6 triệu tấn xi măng, clinker sang thị trường Philippines.
-
Lộ diện cái tên “đen” nhất ngành xi măng: Thua lỗ kéo dài, âm nặng vốn chủ, nợ một nữ đại gia 326 tỷ suốt hơn một thập kỷ
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 19.550 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.300 tỷ đồng và các khoản chi phí lãi vay phải trả dài hạn là 10.557 tỷ đồng.
-
Âm vốn chủ sở hữu 7.700 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn, kiểm toán cũng "cạn lời" với doanh nghiệp này
Phía kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính bán niên 2024 của Công ty CP Xi măng Công Thanh vì lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu và công ty chậm trả những khoản vay và trái phiếu đến hạn....
-
Nợ thuế tiền tỷ, nhà sản xuất xi măng 47 năm tuổi tại Tuyên Quang bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
Công ty CP Xi măng Tuyên Quang vừa bị cơ quan thuế tỉnh Tuyên Quang ra quyết định cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn, do nợ thuế hơn 8,3 tỷ đồng.