Giá chào thuê của cao ốc hạng A trong quý III-2012 khoảng 641.760 đồng/m2/tháng, cao ốc hạng B là khoảng 362.250 đồng/m2/tháng.
Tỷ lệ trống tại cao ốc hạng A là 15,3% và hạng B là 11,8%. So với thị trường năm 2011, năm 2012 có sự thay đổi đáng kể về nhu cầu của khách thuê, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế nội địa và toàn cầu không chắc chắn, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục giảm, đồng thời số lượng văn phòng mới thành lập tại Việt Nam cũng giảm xuống.
Tuy nhiên, theo nhận định của CBRE, các công ty tại Việt Nam (gồm cả công ty nội và công ty FDI) đang nhắm đến mục tiêu mở rộng thị trường nội địa. Nhờ vậy, cao ốc văn phòng hạng A giữ vững giá thuê cũng như tỷ lệ lấp đầy cao và ổn định trong suốt 12 tháng qua.
Chẳng hạn các cao ốc như Kumho Asiana Plaza, Metropolitan, Sun Wah Tower, Diamond Plaza, Saigon Centre, Saigon Tower, Centec đã duy trì tốt tỷ lệ lấp đầy trên 95% trong năm qua. Tương tự, CBRE cũng cho biết tỷ lệ lấp đầy khá tốt tại các cao ốc hạng A mới.
Cụ thể, Vincom Center đạt 51% trong quý IV-2011, nay đã đạt 75%; Bitexco Financial Tower tăng tỷ lệ lấp đầy từ 40% (quý IV-2011) lên 68% vào quý IV năm nay. Theo CBRE, sự bình ổn của thị trường văn phòng hạng A phần lớn xuất phát từ việc trì hoãn nguồn cung mới trong năm 2012.
Năm 2013, CBRE dự báo nhu cầu và tỷ lệ thuê đối với cao ốc văn phòng hạng B sẽ tăng cao. Trong 12 tháng qua, tại các khu vực gần trung tâm, các cao ốc hạng B đã nổi bật lên và trở thành điểm chọn cho các khách thuê cần cắt giảm ngân sách hiệu quả.
Tỷ lệ lấp đầy của cao ốc hạng B tại những khu vực này khá tốt. Thí dụ, các tòa nhà như cao ốc Maritime Bank đạt tỷ lệ lấp đầy 54% trong quý IV-2011, nay đã tăng đến 87%; cao ốc Green Power vượt lên từ 70% cùng kỳ năm 2011 thành 100% trong quý IV-2012; cao ốc hạng B+ như Mê Linh Point duy trì tỷ lệ lấp đầy 100%.
CBRE cũng ghi nhận xu hướng dịch chuyển văn phòng của các công ty về khu vực trung tâm và cận trung tâm, chẳng hạn các công ty dược đa quốc gia như Pfizer, Zuellig Pharma, Invida và công ty bảo hiểm Manulife đã di dời hoạt động đến khu vực đường Nguyễn Công Trứ (quận 1).
Bên cạnh đó, khối ngân hàng nội địa vẫn không ngừng mở rộng thị trường văn phòng qua việc phát triển, xây dựng các dự án văn phòng hội sở hoặc di dời hội sở như VP Bank, AgriBank, Vietcombank... ở trung tâm quận 1.
-
"Được cho căn hộ Keangnam tôi cũng không nhận!"
Lý do TS Vũ Đình Ánh đưa ra là vì không có nhu cầu sử dụng, không biết bán cho ai mà phải trả đủ mọi thứ tiền. <br/br>
-
Niềm vui trên những cánh đồng thoát “treo”
Trong 3 năm nay, tỉnh Long An đã thu hồi gần 60 dự án với tổng diện tích hơn 3.000ha, phần nhiều là đất lúa. Nhiều diện tích đã được giao lại cho người trồng lúa, đem đến những niềm vui lớn...
-
Xóa kiểu đầu tư 'tay không bắt giặc'
Tỉnh Quảng Ninh sẽ thu hồi 179 dự án đầu tư trên toàn tỉnh do chậm tiến độ triển khai so với cam kết. Từ đây, chấm dứt tình trạng nhà đầu tư vào nhận đất với ý đồ “tay không bắt giặc”.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.
-
“Ngày tàn” của mô hình kinh tế chia sẻ đã điểm?
Tình hình kinh doanh ảm đạm kéo dài và nộp đơn xin bảo hộ phá sản của những tên tuổi lớn trong ngành bất động sản theo đuổi mô hình kinh tế chia sẻ, như WeWork và Airbnb, dường như đang báo hiệu giai đoạn suy tàn của một mô hình từng được kỳ vọng sẽ ...