Nội dung này nêu tại tờ trình của Chính phủ về bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương 2021-2025, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 8/1.
Năm 2022, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được cấp trên 15 MW điện, bằng dầu diesel. Chủ trương đầu tư dự án kéo điện lưới ra Côn Đảo được Thủ tướng Phạm Minh Chính duyệt hồi tháng 6/2023. Tổng mức đầu tư dự án này khoảng 4.950 tỷ đồng, trong đó vốn từ ngân sách Trung ương khoảng 2.526 tỷ, còn lại vốn tự có của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), gần 2.424 tỷ đồng.
Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 8/1. Ảnh: Quốc hội
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Chính phủ đề xuất cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn ngân sách Trung ương hơn 2.526 tỷ đồng cho EVN để kéo điện lưới ra Côn Đảo.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, nhu cầu tiêu thụ điện tại Côn Đảo ngày một tăng cao, nguồn điện chạy bằng dầu diesel tại chỗ không đáp ứng đủ, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung cho các dự án đầu tư tại đây.
Mặt khác, theo báo cáo của EVN, giá thành sản xuất điện từ dầu diesel cao (khoảng 5.000-6.000 đồng/kWh), trong khi giá bán điện sinh hoạt cao nhất 3.151 đồng/kWh, tức càng phát điện nhiều càng lỗ.
Do đó, cấp điện từ lưới quốc gia bằng tuyến cáp ngầm 110 kV vượt biển là phương án tối ưu nhất, đảm bảo yêu cầu cấp điện ổn định, an toàn cho lưới điện trên đảo, cũng như hướng tới giảm phát thải carbon về 0 vào 2040 và bảo vệ môi trường, sinh thái Vườn Quốc gia Côn Đảo.
Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tài chính ngân sách đồng ý phân bổ hơn 2.526 tỷ đồng cho EVN để thực hiện dự án cấp điện lưới ra Côn Đảo. Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị Chính phủ chịu trách nhiệm và cam kết việc chọn phương án cấp điện lưới là tối ưu nhất, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực đầu tư và giá thành, chi phí hợp lý.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị giao Bộ Công thương là cơ quan quản lý ngành, có trách nhiệm thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Bộ này cũng chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, thanh tra bảo đảm không để xảy ra việc trục lợi chính sách, lợi ích nhóm, thất thoát, lãng phí.
Việc bàn giao tài sản sau khi dự án hoàn thành thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý tài sản công và các quy định pháp luật có liên quan.
Tham khảo: Bản đồ Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
-
2 phương án đầu tư mở rộng Sân bay Côn Đảo
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải tham khảo ý kiến các bộ, ngành liên quan để lựa chọn phương án huy động vốn phù hợp triển khai dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/11/2022.
-
Cần 9.350 tỉ đồng để kéo dài đường băng Sân bay Côn Đảo
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư nâng cấp mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo, Bộ GTVT kiến nghị kinh phí thực hiện một số hạng mục trọng yếu đồng thời nêu ý kiến về phương án đầu tư phù hợp.
-
4.800 tỷ đồng để kéo điện ra Côn Đảo
Khoảng 4.800 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương dự kiến sẽ dành cho dự án kéo điện lưới quốc gia cho huyện Côn Đảo. Trong đó giai đoạn 2021 – 2025 tiêu tốn 2.526 tỷ đồng.
-
Dự án nào hưởng lợi nhờ tuyến cao tốc nghìn tỷ sắp triển khai tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu đang chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Điều này không chỉ thay đổi diện mạo khu vực mà còn mở ra tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ cho các dự án bất động sản xung quanh....
-
Vỏ container “made in Vietnam” có gì đặc biệt mà lại lọt vào tầm ngắm của nhiều ông lớn logistics thế giới?
Vỏ container “made in Vietnam” được làm từ thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, kháng thời tiết, sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Sản phẩm này được thiết kế, sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật...
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo giải quyết khó khăn cho Tổ hợp hóa dầu 5,3 tỷ USD tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đặt tại xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 5,3 tỷ USD, đây là tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam.