Theo đó, ngôi nhà hai tầng in 3D đầu tiên ở Mỹ với được xây dựng bằng chiếc máy in 3D khổng lồ nặng hơn 12 tấn. Toàn bộ ngôi nhà rộng lớn được in liền khối mà không cần cắt và ghép lại từ nhiều bộ phận khác nhau.
Xây nhà hai tầng bằng máy in 3D chỉ trong 14 ngày
Được biết, ngôi nhà hai tầng in bằng phương pháp 3D này được thiết kế gồm ba phòng ngủ với khung gỗ đã hoàn thành được một nửa. Dự án là sự hợp tác kéo dài 2 năm của Hannah, Peri 3D Construction và Cive (công ty kỹ thuật xây dựng).
Quá trình xây dựng bằng máy in 3D không đòi hỏi nhiều nhân lực từ khi bắt đầu đến lúc hoàn thành
Kiến trúc sư Leslie Lok, đồng sáng lập studio thiết kế Hannah và là người thiết kế ngôi nhà 3D này cho biết, việc xây dựng ngôi nhà rộng khoảng 371,61 mét vuông mất tổng cộng 330 giờ in ấn (gần 14 ngày). Trong đó, bê tông là vật liệu chính, có thể chịu được giông tố, bão lớn cùng thời tiết khắc nghiệt.
Theo đại diện công ty, quá trình xây dựng bằng máy in 3D không đòi hỏi nhiều nhân lực từ khi bắt đầu đến lúc hoàn thành. Phương pháp xây dựng mới này được kỳ vọng có thể giúp xây dựng những ngôi nhà cho nhiều hộ gia đình nhanh hơn và rẻ hơn.
Toàn bộ ngôi nhà rộng lớn được in liền khối mà không cần cắt và ghép lại từ nhiều bộ phận khác nhau
Gần đây, công nghệ in 3D ngày càng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và giúp giảm đáng kể chi phí thi công.
Hồi tháng 7/2020, máy in 3D lớn nhất châu Âu đã có thể giúp xây ngôi nhà hai tầng 90 mét vuông trong thời gian ngắn, tiết kiệm đáng kể vật liệu và chi phí. Cụ thể hơn, công ty xây dựng Kamp C sử dụng máy in 3D lớn nhất châu Âu để xây toàn bộ căn nhà hai tầng. Thời điểm đó, Kamp C cho biết đó là ngôi nhà lớn nhất xây liền mạch bằng máy in cố định.
Chiếc máy in khổng lồ nặng hơn 12 tấn đang tạo ra ngôi nhà hai tầng in 3D đầu tiên ở Mỹ
Theo đó, máy in 3D kích thước 10x10m mang tên BOD2, do một công ty của Đan Mạch phát triển. Nó hoạt động theo cơ chế tương tự các máy in 3D nhỏ. BOD2 sử dụng một loại bê tông tổng hợp đặc biệt để tạo nên từng lớp tường. Phương pháp này mang lại những ưu điểm lớn so với cách xây dựng truyền thống như tốc độ nhanh, vật liệu được sử dụng một cách thông minh và chi phí giảm.
Tại Việt Nam, hiện có hai nhóm nghiên cứu đã chế tạo được máy in 3D khổ nhỏ và trung bình, chế tạo được vật liệu in và viết phần mềm điều khiển trộn in 3D, các thiết bị đang được thử nghiệm.
-
Ngắm nhà in 3D từ vật liệu sinh học đầu tiên trên thế giới
BioHome3D là ngôi nhà in 3D đầu tiên trên thế giới xây hoàn toàn bằng vật liệu sinh học do Trung tâm Vật liệu tổng hợp và Cấu trúc Tiên tiến (ASCC) của Đại học Maine xây dựng tại Orono, bang Maine, Mỹ.
-
Tìm ra loại vật liệu mới có thể giúp con người tàng hình
Vật liệu tàng hình do các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc phát triển sử dụng thay đổi phân tử để hòa lẫn hoàn hảo vào môi trường. Loại vật liệu này phù hợp cho ứng dụng quân sự và kiến trúc.
-
Tạo ra vật liệu mới cho pin mặt trời bằng AI
Các nhà khoa học cho rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tìm ra vật liệu tối ưu cho pin mặt trời từ việc kết hợp silicon với một vật liệu khác.
-
Container “made in Vietnam” vào tầm ngắm của nhiều ông lớn logistics đến từ Mỹ, Brazil, Ấn Độ...
Sau nhiều năm đầu tư sản xuất tại Bà Rịa - Vũng Tàu, những vỏ container “made in Vietnam” đã được Tập đoàn Hòa Phát giới thiệu đến thị trường thế giới tại Triển lãm Intermodal Europe 2024.