Chung cư cao cấp 192 NKKN đã đưa vào kinh doanh
Chung cư này thuộc sở hữu nhà nước, được Ban Tài chính quản trị TW tạm cấp cho 57 gia đình cán bộ sử dụng từ năm 1975. Thực hiện chủ trương chỉnh trang đô thị, UBND TPHCM giao mảnh đất “vàng” trên cho Công ty xây dựng thương mại Sài Gòn 5 thuộc Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn làm chủ đầu tư (CĐT) xây chung cư cao cấp để kinh doanh.
Qua nhiều giai đoạn thỏa thuận, cuối cùng CĐT (lúc này đã liên doanh với một số công ty khác) và các hộ dân thống nhất giá bồi thường trọn gói 85 triệu đồng/m2. Vấn đề phát sinh ở đây là 14 hộ có ban công riêng biệt (trong đó có gia đình bà My) yêu cầu bồi thường theo diện tích nhưng CĐT từ chối. Cơ sở để họ khước từ căn cứ điểm a điều 23 Quyết định (QĐ) 17 của UBND TPHCM về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trong đó quy định chỉ bồi thường diện tích thông lưu trong căn hộ, không tính hành lang, ban công, lối đi chung. Cụ thể, ban công đề cập trong QĐ trên được sử dụng chung cho mọi người trong chung cư, còn ban công của các gia đình này riêng biệt, gắn liền với diện tích bên trong căn hộ, theo Luật nhà ở thì CĐT phải bồi thường.
Có lẽ đuối lý nên thoạt đầu CĐT đồng ý tạm bồi thường trước một nửa giá tiền (42,5 triệu đồng/m2) theo diện tích. Hai bên cam kết thực hiện việc chi trả phần còn lại theo văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Sau đó, UBND quận 3 có văn bản cho rằng “phần diện tích đất phía dưới ban công các căn hộ thuộc chung cư 192 không thuộc quyền sử dụng của các hộ này nên bác đơn yêu cầu bồi thường”. Theo đó, CĐT không đồng ý trả tiếp phần còn lại nên bà My khởi kiện, yêu cầu Tòa án nhân dân (TAND) quận 3 giải quyết. Hội đồng xét xử (HĐXX) cấp sơ thẩm áp dụng QĐ dưới luật (QĐ số 17) bác yêu cầu của nguyên đơn.
Bà My kháng cáo. Ngày 12-1-2015, TAND TPHCM mở phiên xét xử phúc thẩm. Chứng kiến cuộc tranh luận giữa các bên, chúng tôi nhận thấy bức xúc của bà My và các hộ liên quan có cơ sở. Cụ thể, viện dẫn của phía CĐT đưa ra để phủ nhận việc đền bù giá trị còn lại cũng không có gì khác ngoài hai văn bản của UBND TP và quận 3. Trong khi đó, ngay cả người đại diện UBND quận này (tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi - nghĩa vụ liên quan) cũng lúng túng trước câu hỏi của luật sư phía nguyên đơn: “Vì sao trong biên bản thỏa thuận với các hộ về việc đền bù phần ban công có sự chứng kiến của Ban giải tỏa đền bù UBND quận, nhưng mãi đến hai năm sau quận mới có văn bản bác bỏ nguyện vọng chính đáng của các hộ?” thì vị này lập luận rất sơ sài, không thuyết phục...
Sau phần tranh luận, HĐXX nhận định vụ án tương đối phức tạp, cần có thời gian để thảo luận, xem xét nên phần tuyên án sẽ được tiến hành vào ngày 19-1. Gia đình bà My và các hộ cùng cảnh ngộ đang nóng lòng chờ phán quyết công tâm, đúng pháp luật của cấp phúc thẩm.
-
Cưỡng chế bàn giao quỹ bảo trì nhưng tài khoản của chủ đầu tư không đủ tiền
Thông tin này được lãnh đạo thành phố Hà Nội đưa ra tại buổi HĐND thành phố tiếp xúc cử tri quận Hoàng Mai mới đây về câu chuyện tranh chấp quỹ bảo trì tại Tòa nhà AZ Sky phường Định Công.
-
Bị tố làm khó cư dân, Vạn Phúc Group lên tiếng
Van Phuc Group vừa chính thức lên tiếng về vụ việc một người đàn ông ngoại quốc đăng tải video clip lên mạng xã hội tố tập đoàn này làm khó dễ cư dân khu đô thị Vạn Phúc. Những video này nhận được sự tương tác lớn từ cộng đồng mạng với nhiều ý kiến t...
-
Chặn “ngòi nổ” của nhiều cuộc chiến tại chung cư
Dù đã có quy định pháp luật rõ ràng về cách quản lý, sử dụng khoản kinh phí bảo trì chung cư tuy nhiên trên thực tế không phải chủ đầu tư nào cũng tuân thủ đúng quy định. Tại nhiều dự án, khoản tiền này là nguồn cơn của nhiều cuộc tranh chấp giữa cư ...