Các bị cáo gồm: Phạm Ngọc Tuấn (SN 1991, trú tại Hà Nội), Ngô Văn Dương (SN 1994, trú tại Hà Nội), Nguyễn Đức Thành (SN 1992, quê Bắc Ninh), Nguyễn Thị Quỳnh Liên (SN 1981, trú tại Hà Nội), Nguyễn Thế Trung (SN 1994, trú tại Hà Nội) và Nguyễn Thế Quân (SN 1994, trú tại Hà Nội). Vụ án được xét xử lưu động tại Hội trường UBND xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, nhằm mục đích răn đe và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật tương tự.
Theo cáo trạng, vào tháng 11/2024, khi biết Công ty Đấu giá hợp danh Thanh Xuân chuẩn bị tổ chức đấu giá 58 thửa đất tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, nhóm bị cáo đã bàn bạc, góp tiền mua hồ sơ và nộp tiền đặt cọc để tham gia đấu giá. Họ thống nhất chiến thuật “thổi giá” nhằm thao túng phiên đấu giá: từ vòng 1 đến vòng 4, nhóm giữ mức giá thấp hơn ngưỡng tối đa do Phạm Ngọc Tuấn – được xem là “đầu mối” của nhóm – ấn định. Tuy nhiên, nếu đến vòng 4 mà giá đấu vượt ngưỡng này, nhóm sẽ phối hợp đẩy giá lên cao bất thường ở vòng 5. Một số thửa đất đã bị đẩy giá từ mức khởi điểm khoảng 5-7 triệu đồng/m2 lên tới 30 tỷ đồng/m2 – con số vượt xa giá trị thực tế của thị trường, khiến phiên đấu giá thất bại.
Hành vi “thổi giá đất” này không chỉ làm gián đoạn quy trình đấu giá hợp pháp mà còn gây hoang mang trong dư luận và thị trường bất động sản khu vực Sóc Sơn. Cơ quan điều tra xác định, nhóm bị cáo đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi như chia nhỏ nhóm tham gia, sử dụng người thân hoặc “chim mồi” để tạo hiệu ứng giá ảo, qua đó gây áp lực lên các đối thủ cạnh tranh khác. Hậu quả, Công ty Đấu giá hợp danh Thanh Xuân chịu thiệt hại hơn 252 triệu đồng, trong khi 230 người mua hồ sơ đấu giá mất hơn 165 triệu đồng tiền đặt cọc và chi phí liên quan.
Trước phiên tòa, các bị cáo đã tự nguyện bồi thường hơn 252 triệu đồng cho công ty đấu giá. Tuy nhiên, hành vi của họ bị đánh giá là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hoạt động đấu giá tài sản và trật tự thị trường bất động sản. Phiên tòa dự kiến thu hút sự chú ý lớn từ dư luận, khi vấn đề “thổi giá” đất đang trở thành một thực trạng nhức nhối, làm nhiễu loạn thị trường bất động sản tại Hà Nội và các địa phương lân cận.
-
Hà Nội hoãn phiên đấu giá 36 thửa đất tại Sóc Sơn liên quan đến vụ trả giá 30 tỷ đồng/m2
Phiên đấu giá 36 thửa đất tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn được hoãn để xác định lại giá khởi điểm. Trước đó, 3/36 thửa đất tại đây bị một nhóm đối tượng trả giá cao bất thường lên tới 30 tỷ đồng/m2.
-
Sau vụ trả giá 30 tỷ/m2, Sóc Sơn sắp đấu giá lại 36 thửa đất, khởi điểm 2,4 triệu/m2
Công ty Đấu giá hợp danh Thanh Xuân vừa ra thông báo đấu giá 36 thửa đất tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội vào ngày 28/12.
-
Vụ trả 30 tỷ đồng/m2 đất đấu giá huyện Sóc Sơn, bắt khẩn cấp 5 người
Ngày 3/12 ,Công an TP Hà Nội tạm giữ đối tượng cố tình phá hoại kết quả đấu giá đất khi trả giá tới 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá của huyện Sóc Sơn, Hà Nội.








-
Người mua bất động sản chuyển hướng, loại dự án này đang nhận được nhiều sự quan tâm
Dù tổng thể thị trường còn trầm lắng nhưng ngày càng nhiều người mua tìm kiếm các giao dịch tiềm năng trên thị trường căn hộ thứ cấp, đặc biệt với các dự án vừa được tháo gỡ vướng mắc pháp lý....
-
Hà Nội dự kiến “lột xác” một khu tập thể từ 30 chung cư cũ thành hai tòa tháp cao tầng hiện đại
Một bước ngoặt lớn đang được chuẩn bị cho bộ mặt đô thị Hà Nội khi quận Đống Đa đề xuất cải tạo toàn diện khu tập thể Trung Tự – một trong những khu nhà ở cũ kỹ và đông dân bậc nhất Thủ đô....
-
Giá thuê nhà ở xã hội bao nhiêu là hợp lý?
Mức giá tối thiểu thuê nhà ở xã hội ở Hà Nội là 48.000 đồng/m2 một tháng với nhà dưới 10 tầng và cao nhất 198.000 đồng/m2 với nhà trên 30 tầng.