Cụ thể, đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 36 thửa tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn. Đây là các lô đất ở, có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài.
Hà Nội đấu giá lại loạt đất được trả đến 30 tỷ một m2 rồi bỏ ngang vào ngày 28/12 tới.
Các thửa đất đấu giá có diện tích 90-220,6 m2/thửa; giá khởi điểm hơn 2,4 triệu đồng/m2.
Bước giá cho vòng đấu thứ nhất, thứ hai và các vòng tiếp theo được áp dụng chung cho các thửa đất là 3 triệu đồng/m2.
Người tham gia đấu giá phải nộp khoản tiền đặt trước theo quy định là 20% giá khởi điểm, tương đương từ trên 44 triệu đồng đến hơn 109 triệu đồng, tùy theo thửa đất.
Thời gian bán và tiếp nhận hồ sơ đăng ký đấu giá đến 17 giờ ngày 25/12, trong giờ hành chính. Thời gian nộp tiền đặt trước từ ngày 25/12 đến 16 giờ ngày 26/12 vào tài khoản ngân hàng của Công ty Đấu giá Hợp danh Thanh Xuân.
Hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp đối với từng thửa đất, theo phương thức trả giá lên. Cuộc đấu giá sẽ diễn ra lúc 8 giờ 30 ngày 28/12 tại Nhà thi đấu huyện Sóc Sơn.
Liên quan đến việc đấu giá các thửa đất tại huyện Sóc Sơn, ngày 3/12 Công an TP Hà Nội tạm giữ đối tượng cố tình phá hoại kết quả đấu giá đất khi trả giá tới 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá của huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định tạm giữ đối với các đối tượng: Phạm Ngọc Tuấn, Ngô Văn Dương, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Thế Quân.
5 đối tượng nêu trên bị điều tra về hành vi vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản.
Theo Công an TP Hà Nội, tháng 11, Tuấn biết thông tin về buổi đấu giá quyền sử dụng đất ở, tại dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn (thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn), do UBND huyện Sóc Sơn tổ chức.
Do đó, Tuấn nhờ Ngô Văn Dương mua hồ sơ đấu giá của Công ty Thanh Xuân - đơn vị phối hợp tổ chức cuộc đấu giá phát hành.
Để chắc chắn trúng đấu giá được các lô đất như ý, Phạm Ngọc Tuấn thỏa thuận, bàn bạc với Nguyễn Thị Quỳnh Liên, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Thế Quân và Ngô Văn Dương về việc cùng tham gia đấu giá và bàn bạc thống nhất sẽ thực hiện việc nâng giá tại buổi đấu giá.
Tuấn đã đưa ra bảng giá tham khảo đối với từng lô đất do Tuấn tính toán, chuẩn bị từ trước. Theo bảng tính này, các lô đất có giá trị dao động khoảng từ 20 triệu đồng đến 32 triệu đồng/m2, ước tính 1,7-3,9 tỷ đồng/lô đất.
Các đối tượng xác định đây là giá cao nhất có thể mua của từng lô đất nên nếu ở vòng thứ 4, người trả giá cao nhất vẫn ở dưới mức giá Tuấn đã ghi trong bảng tính thì nhóm Dương, Liên, Thành, Quân và Trung sẽ tham gia tiếp vòng thứ 5 và vòng thứ 6, nhưng không trả giá vượt quá mức giá do Tuấn đã thẩm định.
Nếu vòng thứ 4 có người trả giá vượt mức giá tối đa do Tuấn đưa ra thì các đối tượng sẽ đưa ra một mức giá cao bất thường tại vòng thứ 5, nhưng bỏ đấu giá tại vòng cuối cùng (vòng thứ 6); vì vậy, việc đấu giá sẽ buộc phải dừng để tổ chức đấu giá lại vào lần sau, do không đấu giá đủ 6 vòng theo quy chế.
Khi đó các đối tượng sẽ không mất tiền đặt cọc và sẽ có cơ hội tiếp tục tham gia đấu giá để mua được lô đất như mong muốn.
-
Vụ trả 30 tỷ đồng/m2 đất đấu giá huyện Sóc Sơn, bắt khẩn cấp 5 người
Ngày 3/12 ,Công an TP Hà Nội tạm giữ đối tượng cố tình phá hoại kết quả đấu giá đất khi trả giá tới 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá của huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
-
SK Group đăng ký bán gần 51 triệu cổ phiếu Vingroup
Tập đoàn Hàn Quốc đăng ký bán hơn 50 triệu cổ phiếu của Vingroup, không còn là cổ đông lớn khi chỉ nắm 4,72% vốn.
-
Những chung cư cũ hơn 50 tuổi tại quận Hai Bà Trưng sẽ được cải tạo trong năm 2025
Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa ban hành thông báo số 7 về kết luận của Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn tại buổi làm việc về tình hình triển khai quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng các khu chung cư cũ trên địa bàn quận Hai Bà Trưng....
-
Hà Nội thu tiền sử dụng đất được hơn 51.000 tỷ đồng, bằng 10% tổng thu ngân sách thành phố
Đây là kết quả nổi bật của ngành Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2024.