CafeLand - Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đối với các tổ chức tín dụng sẽ áp dụng tỷ lệ 40% vào năm 2019 thay vì năm 2018 như Thông tư trước đó quy định.

Nếu dự thảo được thông quan, các đối tượng có nhu cầu vay vốn trung dài hạn đặc thù như ở lĩnh vực bất động sản, tín dụng tiêu dùng, mua ô tô... sẽ chưa bị siết gấp

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố lấy ý kiến đóng góp Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014. Đây là lần thứ hai Thông tư 36 được sửa đổi.

Theo đó, từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2017, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 50%; tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 90%.

Từ ngày 1/1/2018 đến hết ngày 31/12/2018, tỷ lệ này tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 45%; tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 90%.

Từ ngày 1/1/2019, tỷ lệ này tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 40%; tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 90%.

Như vậy, thay vì áp dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là 40% vào năm 2018, NHNN quyết định lùi thời điểm này sang năm 2019. Năm 2018 sẽ áp dụng tỷ lệ 45%.

Với lộ trình dự kiến trên, các đối tượng có nhu cầu vay vốn trung dài hạn đặc thù như ở lĩnh vực bất động sản, tín dụng tiêu dùng, mua ô tô... sẽ chưa bị siết gấp.

Theo giải thích của NHNN, thay đổi lần này được đưa ra dựa trên cơ sở đánh giá tác động số liệu giám sát của NHNN và số liệu kinh tế vĩ mô, tình hình kinh tế các tháng đầu năm 2017, cũng như định hướng điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ trong những tháng cuối năm. Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2017, Thủ tướng cũng đã ra Nghị quyết giao NHNN xem xét, điều chỉnh mở rộng hạn mức tín dụng cho vay trung dài hạn của các tổ chức tín dụng.

Trước đó, vào ngày 27/5/2016, Thông tư 06/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng đã chính thức được áp dụng với những thay đổi chính nằm ở tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và hệ số rủi ro đối với một số lĩnh vực.

  • Xử lý nợ xấu để hạ lãi suất

    Xử lý nợ xấu để hạ lãi suất

    CafeLand - Muốn hạ lãi suất thì phải xử lý nợ xấu, nhưng không thể trong một chốc một lát. NHNN phải có giải pháp thực hiện sớm, thực hiện tốt Nghị quyết về xử lý nợ xấu đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm đúng tinh thần Nghị quyết, có hướng dẫn cụ thể các tổ chức tín dụng từ việc bán tài sản bảo đảm, bán nợ xấu…

  • Ba chính sách làm “sang chấn” thị trường địa ốc năm 2016

    Ba chính sách làm “sang chấn” thị trường địa ốc năm 2016

    CafeLand - Việc công bố danh sách các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng, dừng gói 30 nghìn tỷ hay ban hành Thông tư 06 thay thế Thông tư 36 được xem là những chính sách lớn tác động đến cục diện thị trường địa ốc trong năm 2016.

  • Sửa Thông tư 36: Doanh nghiệp bất động sản chịu sức ép lớn

    Sửa Thông tư 36: Doanh nghiệp bất động sản chịu sức ép lớn

    CafeLand – Mặc dù nhận định Thông tư 06 Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành thay thế Thông tư 36 khá tích cực song các chuyên gia cũng cho rằng, những nội dung sửa đổi có thể gây sức ép lớn đối với các nhà đầu tư bất động sản. Nguyên nhân những sửa đổi của nội dung tại Thông tư 06 sẽ hạn chế phần nào dòng tiền vào thị trường bất động sản.

  • Sửa Thông tư 36: Không cản trở nhiều đến cho vay bất động sản

    Sửa Thông tư 36: Không cản trở nhiều đến cho vay bất động sản

    CafeLand – Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 06 sửa đổi Thông tư số 36. Theo ý kiến một số chuyên gia, những nội dung mới sửa đổi này sẽ giúp thị trường minh bạch, bền vững hơn và không cản trở việc cho vay đối với bất động sản.

Thịnh Châu
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.