Đổi việc để đổi đời
Cường là con trai duy nhất trong gia đình, nên khi lấy vợ, anh được bố mẹ cho 400 triệu đồng để làm ăn. Năm 2014, hai vợ chồng anh quyết định vào Nam lập nghiệp.
Khi đó, anh Cường làm thủy thủ cho tàu nội địa với mức lương khoảng 10 triệu đồng/tháng. Còn chị Huệ (31 tuổi, Thanh Hóa) làm kế toán cho một công ty ở Vũng Tàu với mức lương 10 triệu đồng. Một tháng sau khi trừ các chi phí phòng trọ, ăn uống, sinh hoạt hai vợ chồng dành giụm được khoảng 7-8 triệu đồng.
Đổi công việc mới lương cao hơn, nhưng anh Cường chỉ được về nhà một năm một lần. (Ảnh minh họa)
Số tiền 400 triệu đồng bố mẹ cho, anh đầu tư mua một mảnh đất rộng 120m2 tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Khoảng năm 2016, mảnh đất bất ngờ tăng giá lên 12 triệu đồng/m2, gấp 3 lần so với giá mua nên anh Cường quyết định bán không một chút do dự.
Sau khi bán đất được hơn 1,4 tỉ đồng, vợ chồng anh vay thêm người thân, bạn bè 200 triệu đồng và vay thêm ngân hàng 700 triệu đồng để mua một căn hộ gần trung tâm với giá 2,3 tỉ đồng. Hàng tháng anh phải trả cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng là 7,5 triệu đồng. Với số lương hiện tại của hai vợ chồng, “gồng gánh” nợ 20 năm không hề đơn giản.
May mắn được một người quen giới thiệu, anh Cường chuyển sang lái cho một chủ tàu nước ngoài với mức lương cao gấp 3 lần hiện tại, nhưng anh chỉ được về nhà một năm một lần. Với hoàn cảnh hiện tại, anh khó có thể từ chối.
Sau 5 năm, mua nhà 5 tỉ
Bán được căn hộ cũ, anh Cường dồn hết tiền tiết kiệm mua nhà phố hơn 5 tỉ.
Lúc đầu anh Cường lo lắng vì làm việc trong môi trường nước ngoài, anh cũng không giỏi ngoại ngữ. Nhưng may cho anh, trên tàu có khá nhiều người Việt Nam.
Sau 3 năm làm việc, lương của anh dần tăng thêm, mỗi tháng đều đặn anh gửi về cho vợ 40 triệu đồng, chưa kể tiền thưởng cuối năm.
“Mình dự định sẽ đổi căn nhà rộng hơn khi đủ tiền. Sau khi bán căn hộ cũ được khoảng 3 tỉ đồng, cộng với 1,5 tỉ đồng từ tiền tiết kiệm, vợ chồng mình quyết định mua một căn nhà liền kề tại đường 3/2, phường 12, TP.Vũng Tàu với giá 5,5 tỉ đồng", chị Huệ cho biết.
Chia sẻ về khoản tiền tiết kiệm, chị Huệ cho biết số tiền anh Cường gửi về hàng tháng, chị trích ra 5 triệu để thanh toán tiền lãi ngân hàng. Số còn lại gửi tiết kiệm. Suốt 5 năm, chị Huệ đề ra mục tiêu không được chi tiêu quá 15 triệu một tháng.
Mọi kế hoạch chi tiêu mình đều kê khai rõ trên một ứng dụng quản lý chi tiêu.
"Mình nghĩ nếu biết cách chi tiêu, thì sẽ tiết kiệm được thôi. Dù ít hay nhiều, một tháng cứ để dành ít nhất là 10% từ tiền lương", chị Huệ cho biết thêm.
-
Đổ bệnh vì nhịn ăn dành tiền mua nhà
Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ 9X, 2K tập thói quen chi tiêu tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu nhiều nhất có thể với hy vọng sẽ sớm mua được nhà.
-
9X gây choáng khi mua nhà từ thói quen tiết kiệm 1.000 đồng mỗi ngày
Thói quen tiết kiệm được tập từ nhỏ đã giúp Đặng Thùy Linh (Quảng Yên, Quảng Ninh) mua được nhà ở tuổi 28.
-
Tiết lộ cách phân bổ tài chính của nữ kế toán 9X: Lương chục triệu, nuôi con nhỏ vẫn có thể mua nhà
Mỗi tháng thu nhập hai vợ chồng Nguyễn Thúy (SN 1991, Thanh Hóa) dao động khoảng 20 triệu đồng, phải nuôi hai con nhỏ nhưng cả hai vẫn cố gắng cân đối, lên kế hoạch cụ thể để hoàn thành mục tiêu mua nhà....
-
Thấy nhà chồng chi tiêu tiết kiệm tưởng bình thường hóa ra giàu “nứt đố đổ vách”, cho hẳn bố mẹ vợ căn nhà 6 tỷ
Thấy chồng chi tiêu đơn giản, tiết kiệm, Trà Mi (SN 1990, Bắc Giang) vẫn nghĩ nhà chồng ở mức khá chứ không giàu. Nhưng không ngờ anh sẵn sàng cho bố mẹ vợ căn nhà 6 tỷ đồng khi cô đề cập.
-
Muốn trả được nợ vay mua nhà, chỉ có hai cách!
“Nếu không liều mình và chấp nhận chịu khổ thì giấc mơ mua nhà không bao giờ thành hiện thực, nhất là những người từ quê lên thành phố cùng đôi bàn tay trắng như mình” – Kim Oanh chia sẻ sau 5 năm làm việc không ngừng nghỉ để có tổ ấm đầu tiên....