Nhập viện vì nhịn ăn để tiết kiệm
Quỳnh Lam (SN 1997, Nghệ An) chia sẻ cô từng nhập viện vì ăn uống không đủ chất trong thời gian dài. Sau khi ra trường, cô đã lên kế hoạch tiết kiệm để sớm mua được căn nhà của riêng mình.
Với mức lương hàng tháng là 9 triệu đồng, Lam chi trả tiền trọ, điện nước hàng tháng 2,2 triệu đồng, tiền nhu yếu phẩm hàng ngày 300.000 đồng/tháng, 500.000 đồng cho tiền phát sinh và tiền ăn không được vượt quá 50.000 đồng/ngày.
Bữa sáng, Lam ăn mì gói, xôi, bánh bao hoặc bánh mì. Số tiền còn lại cô mua thức ăn và chia thành hai bữa. Như vậy một tháng Lam chi 1,5 triệu đồng cho khoản ăn uống.
Quỳnh Lam chỉ chi 50.000 đồng cho các bữa ăn hàng ngày. (Ảnh NVCC)
“Từ khi thực hiện kế hoạch tiết kiệm, mình nói không với mọi loại nước ngọt, không mua sắm. Hôm nào có lỡ đi uống nước với bạn bè, mình sẽ nhịn ăn sáng và cho mì gói vào thực đơn bữa ăn chính. Có thời điểm, mình ăn mì gói, thậm chí nhịn ăn suốt 1 tháng vì quá nhiều khoản phát sinh. Hậu quả là mình nhập viện do thiếu hụt dinh dưỡng”, Lam chia sẻ.
Tương tự như Lam, Nguyễn Lan Anh (SN 1992, Thanh Hóa) cũng từng bị ngất xỉu khi đang học năm thứ hai tại Đại học Công nghệ TP.HCM. Vì gia đình không khá giả, nên cô nàng phải đi làm thêm và chắt bóp từng đồng để đủ tiền sinh hoạt mỗi tháng.
Theo lời 9X này kể, sau khi hoàn thành các buổi học ở trường, cô lại nhanh chóng đến làm thêm tại một nhà hàng cho đến tận khuya. Vì thế, nên có những hôm cô nhịn ăn vì quá mệt.
Thay đổi cách chi tiêu
Công thức 6 lọ chi tiêu từ thu nhập hàng tháng. (Ảnh minh họa)
Sau khi nhập viện, Quỳnh Lam đã nhận ra tiền thuốc men và tiền khắc phục sau đó còn tốn hơn gấp nhiều lần. Vì thế cô đã thay đổi cách chi tiêu của mình một cách khoa học hơn.
Không nhịn ăn, mà thay vào đó là Lam ăn uống đầy đủ và tìm cách kiếm được nhiều tiền hơn. Cô tăng chi phí ăn uống, giảm chi phí mua sắm và những khoản chi tiêu không cần thiết.
Lam nhận làm thêm công việc khác ngoài giờ và bán thêm một số đồ trang sức, phụ kiện trên mạng xã hội. Kết quả, sau 2 năm Lam đã tiết kiệm được gần 170 triệu đồng, tiến gần đến mục tiêu mua nhà trước tuổi 30.
Còn Lan Anh cũng kịp thời “quay xe”, điều chỉnh lại công thức tiết kiệm của mình. Với số tiền kiếm được từ nhiều nguồn khác nhau, Lan Anh hiện đã có trong tài khoản số tiền 500 triệu đồng sau 5 năm tích góp.
Lan Anh cho biết, năm tới cô sẽ tự mua một căn hộ của riêng mình. Khi được hỏi về sự thay đổi trong phương pháp tiết kiệm, Lan Anh cho biết cô đã áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ, bao gồm: lọ chi tiêu cần thiết (55%), lọ tiết kiệm dài hạn (10%), lọ quỹ giáo dục (10%), lọ hưởng thụ (10%), lọ quỹ tự do tài chính (10%) và lọ quỹ từ thiện (5%).
Được biết, Lan Anh bắt đầu áp dụng công thức này khi mức lương của cô đạt 20 triệu đồng/tháng.
-
9X gây choáng khi mua nhà từ thói quen tiết kiệm 1.000 đồng mỗi ngày
Thói quen tiết kiệm được tập từ nhỏ đã giúp Đặng Thùy Linh (Quảng Yên, Quảng Ninh) mua được nhà ở tuổi 28.
-
Ăn mì gói, cơm bụi để dành tiền mua nhà
Đó là câu chuyện của diễn viên trẻ Hoàng Mai Anh, người được biết đến với vai Trúc trong phim Những cô gái trong thành phố, Tình như vô hình, Trận đồ bát quái, Tết này ai đến xông nhà, Khi em đã lớn…
-
Tiết lộ cách phân bổ tài chính của nữ kế toán 9X: Lương chục triệu, nuôi con nhỏ vẫn có thể mua nhà
Mỗi tháng thu nhập hai vợ chồng Nguyễn Thúy (SN 1991, Thanh Hóa) dao động khoảng 20 triệu đồng, phải nuôi hai con nhỏ nhưng cả hai vẫn cố gắng cân đối, lên kế hoạch cụ thể để hoàn thành mục tiêu mua nhà....
-
Thấy nhà chồng chi tiêu tiết kiệm tưởng bình thường hóa ra giàu “nứt đố đổ vách”, cho hẳn bố mẹ vợ căn nhà 6 tỷ
Thấy chồng chi tiêu đơn giản, tiết kiệm, Trà Mi (SN 1990, Bắc Giang) vẫn nghĩ nhà chồng ở mức khá chứ không giàu. Nhưng không ngờ anh sẵn sàng cho bố mẹ vợ căn nhà 6 tỷ đồng khi cô đề cập.
-
Muốn trả được nợ vay mua nhà, chỉ có hai cách!
“Nếu không liều mình và chấp nhận chịu khổ thì giấc mơ mua nhà không bao giờ thành hiện thực, nhất là những người từ quê lên thành phố cùng đôi bàn tay trắng như mình” – Kim Oanh chia sẻ sau 5 năm làm việc không ngừng nghỉ để có tổ ấm đầu tiên....